Tổ chức Sáng ♊kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI)🧸 tuần này cho biết từ ngày 1/3 đến 25/5, 13 tàu thực thi pháp luật hoặc quân sự của Philippines đã được triển khai đến các vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ít nhất 57 lần.
"Đây là mức tăng đáng kể so với 10 tháng trước, thời điểm chỉ có ba tàu thực hiện tổng cộng 7 chuyến đi đến các khu vực này", báo cáo của AMTI có đoạn, đồng t꧃hời chỉ ra rằng động thái tăng cường tuần tra của Philippines là "chưa từng thấy trong những năm gần đây".
AMTI, sáng kiến thuộc🍃 Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết địa điểm Philippines tiến hành tuần tra cũng đã thay đổi. Trước tháng 3, các tàu công vụ Philippines hầu như chỉ di chuyển đến và đi từ đảo Thị Tứ, thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép.
Tuy nhiên, trong các cuộc tuần tra gần đây, tàu Philippines còn đến gần khu vực bãi Cỏ Mây, đá Ba Đầu, bãi Sa Bin, đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cùng bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc ✨giành được quyền kiểm soát từ Philippines hồi năm 2012, theo AMTI.
Báo cáo của t♌ổ chức này dựa trên dữ liệu theo dõi từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Marine Traffic, cùng hình ảnh từ các công ty vệ tinh Maxar và Planet Labs.
Động thái tăng cường tuần tra của Philippines diễn ra sau khi nước này hồi tháng 3 cáo buộc hơn 200 tàu "dân quân biển" Trung Quốc tập trung neo đậu tại đá Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố c🔥hủ quyền♔.
Philippines khi đó nhiều lần gửi công hàm phản đối Trung Quốc, cho rằng các tàu dân quân biển Trung Quốc có hành vi "đe dọa an toàn hàng hải và tính mạng" ngư dân của họ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte còn tuyên bố sẽ điều tàu hải quân tuần tra Biển Đông.
Sau khi nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại🔜 tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc, phần lớn đội tàu này đã rời khỏi bãi Ba Đầu, tỏa ra các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn duy trì vài tàu neo đậu tại đây.
Tuy nhiên, đến tháng 5, Philippines cáo buộc Trung Quốc tiếp tục điều tꩵhêm 100 tàu dân quân biển đế🐎n khu vực.
AMTI cho rằng các cuộc tuần tra của Philippines hiện vẫn ♛"nhạt nhòa" so với mức độ hiện diện "gần như thường trực của hải cảnh và dân quân biển 🌸Trung Quốc" ở khu vực.
Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" phi pháp gần như bao phủ toàn bộ Biển Đông, bất chấp✨ phán quyết bác bỏ của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan, hồi tháng 7/2016. Tổng thống Philippines Duterte được cho l🐓à có lập trường nghiêng về Trung Quốc, nhưng Manila gần đây dường như phản ứng ngày càng quyết liệt về Biển Đông.
Trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định 𒈔chủ quyền đối với quần đảo 🧔Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không có các hành đ💮ộng làm phức tạp thêm tình hình và đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC)", bà Hằng nói thêm.
Ánh Ngọc (Theo CNBC)