Thẩm phán🌄 cấp cao Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio hôm 29/7 dự diễn đàn "Viễn cảnh về các vấn đề liên quan đến biển Tây Philippines (tức Biển Đông)" tổ chức tại Trại Aguinaldo, trụ sở Các lực lượng Vũ trang Philip🦩pines, ở thành phố Quezon.
Ông có bài phát biểu về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc và ảnh hưởng pháp lý tới các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, Inquirer đưa tin. Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo tại 7 bãi đá gồm đá Chữ Thập, đá Gaven, đá Châu Viên, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa🌠 của Việt Nam.
"Tuy nhiên, Trung Quốc t💛rên thực tế còn hút bùn tại 10 bãi đá khác để bồi đắp lên 7 bãi đá (nước này) chiếm đóng", ông Carpio nói. Ông không nêu tên hay vị trí củꦛa 10 bãi đá trên.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyềnꦆ với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng trong đó có Việt Nam, Philippines. Biển Đông có tiềm năng về năng lượng và là tuyến đường hàng hải quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.
Thẩm phán Carpio kêu ꩲgọi Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) tiếp nhận thẩm quyền đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines để bảo đảm 🐈tính toàn vẹn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
"Nếu chú🦂ng ta không thực thi (UNCLOS) thì bản hiến pháp dành cho các đại dương và vùng biển trên hành tinh này sẽ không thể áp dụng trong tranh chấp ở những khu vực còn lại", ông Carpio nói. "Nó sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc của UNCLOS, quy tắc dùng họng pháo hải quân sẽ thắng thế và các đại dương cùng vùng biển sẽ không còn luật🌺 pháp".
Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tàiꦐ th꧃ường trực Liên Hợp Quốc (PCA) từ tháng 1/2013 nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế.
PCA, được thành lập từ năm 1899, có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đây là điểm ൩tương đối khác biệt của PCA so với các cơ quan tài phán quốc tế khác như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), chỉ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể là quốc gia, Tòa Hình sự Quốc tế (ICC), chỉ xét xử cá nhân phạm tội chống lại loài người, hay ITLOS, chỉ giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho PCA khi thụ lý giải quyết các vụ tranh chấp.
Như Tâm