Sau khi chiếu khai mạc liên hoan phim Telluride (Mỹ) hồi tháng 9, Steve Jobs được giới phê bình ca ngợi nồng nhiệt. Theo Rotten Tomatoes, 85% trong tổng số 163 bài phê bình trên báo Mỹ đánh giá phim tích cực. Giới quan sát dự đoán tác phẩm của đạo diễn Danny Boyle như ứng viên tiềm năng cho giải Oscar "Phim xuất sắc". Tài tử Michael Fassbender được ca ngợi có màn hóa thân đỉnh cao trong vai nhàꦚ sáng lập Apple.
Tuy vậy, phim ra mắt tuần qua ở Mỹ không như mong đợi. Tác phẩm có ngân sách 30 triệu USD chỉ thu về 7,2 triệu USD, đứng thứ bảy trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé. Trong ngày công chiếu 23/10, phim chỉ đạt 2,4 triệu USD tiền bán vé - kém con số 2,6 triệu USD của phim Jobs hồi 2013 - có Ashton Kutcher hóa vai huyền thoại Táo. Doanh thu mở màn của Steve Jobs bằng một nửa doanh thu tuần thứ hai công chiếu của phim hoạt hình Goosebumps.
Steve Jobs lấy bối cảnh thời gian là các năm 1984, 1988 và 1998 - các mốc thời gian nhà sáng l👍ập trình làng ba dòng máy tính nổi bật gồm Macintosh, NeXT và iMac. Cốt truyện lột tả hai mặt con người Steve Jobs. Cùng lúc thiên tài đam mê công việc tới cực đoan, ông gây hấn với mọi người, làm ảnh hưởng tới bạn gái, gia đình và cả sức khỏe bản thân.
Trong khi phim được ca ngợi có kịch tính xuất sắc, những người thân thiết của Steve🧸 Jobs khẳng định phim hư cấu nhiều hơn tiểu sử. Steve Wozniak - cộꦜng sự gắn bó Steve Jobs từ những năm 20 tuổi, kiêm cố vấn cho phim - nói sau khi xem tác phẩm: "Những gì Seth Rogen thể hiện trên màn ảnh không giống con người tôi ngoài đời. Ai quen tôi đều biết rằng tôi không thể nói những điều tiêu cực về người khác, nhất là trước mặt họ".
Barry Hertz của The Globe and Mail đánh giá Aaron Sorkin đã bẻ cong sự thật để làm phim kịch tính hơn, tương tự như với phim The Social Network. Joe Nocera - phóng viên công nghệ của tờ New York Times từng nhiều lần phỏng vấn Steve Jobs khi ông còn sống - chỉ trích phim gay gắt. Ông viết: "Aaron Sorkin và cộng sự đã tạo ra chân dung một Steve Jobs hoàn toàn từ tưởng tượng. Các chi tiết như Steve Jobs làm hòa với con gái Lisa hồi 1998, hoàn toàn không đúng sự thật. Phim này là trò lừa đảo nếu đượ🌺c coi là phim tiểu sử".
Steve Jobs không phải là tác phẩm duy nhất đạt doanh thu thấp tuần mở màn. Dù có sự tham gia của tài tử Vin Diesel, The Last Witch Hunter c𒈔ũng chỉ thu về 11,2 triệu USD. Phim được hãng đầu tư 75 triệu USD ngân sách, có kỹ xảo đẹp v𒆙à tạo hình ấn tượng, còn kịch bản viết theo lối truyền thống.
Hai phim đứng đầu và thứ hai bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Mỹ tuần qua là The Martian và Goosebumps. Trụ lại rạp đến tuần thứ tư, The Martian thu về thêm 15,9 triệu USD, nâng tổng doanh thu nội địa lên 166 triệu USD. Trong khi đó, phim Goosebumps lãi 15,5 triệu USD trong tuần thứ hai công chiếu, nâng tổng doanh thu nội địa lên 43,7 triệu USD. Cũng ở tuần thứ hai công chiếu tại Mỹ, phim Bridge of Spies của Tom Hanks ăn khách vừa với 11,4 triệu USD.
10 phim ăn khách nhất phòng vé Mỹ tuần qua:
1. The Martian - Fox - 15,9 triệu USD
2. Goosebumps - Sony - 15,5 triệu USD
3. Bridge of Spies - Buena Vista - 11,3 triệu USD
4. The Last Witch Hunter - Lionsgate - 11,2 triệu USD
5. Hotel Transylvania 2 - Sony - 9 triệu USD
6. Paranormal Activity: The Ghost Dimension - Paramount 8,2 triệu USD
7. Steve Jobs - Universal - 7,2 triệu USD
8. Crimson Peak - Universal - 5,5 triệu USD
9. The Intern - Warner Bros. - 3,8 triệu USD
10. Sicario - Lionsgate - 2,9 triệu USD
Vũ Văn Việt