Đầu tháng 12, Huyền sử vua Đinh (đạo diễn Anthony Võ) - phim về vua Đinh Bộ Lĩnh - ngưng chiếu ở rạp sau 10 ngày thu 43 triệu đồng, thấp nhất trong s🦩ố phim chiếu rạp. Ngoài kịch bản bị chê ôm đồm, phim mắc nhiều lỗi kỹ thuật. Đạo diễn cho biết êkíp "thua trắng", ôm bài học lớn khi chạm vào thể loại chính sử.
Huyền sử vua Đinh là mảnh ghép tro🌜ng bức tranh doanh thu xám màu của phim Việt 2022.
Đầu tháng 11, Virus cuồng loạn đề tài zombie của đạo diễn Nhất Duy bị nhiều khán giả đánh giá "thảm họa" với cốt truyện lủng củng, kỹ xảo yếu, rời rạp cùng doanh thu 157 triệu đồng. Cù lao xác sống (đạo diễn Thành Nam) - phát hành đầu tháng 9 - đạt 12 tỷ đồng khi phát hành đúng dịp lễ 2/9, bị đánh giá câu chuyện yếu. Phim Duyên ma (ra rạp tháng 8 thu về 6,7 tỷ đồng, bị người xem đánh giá 1,6/10 điểm trên trang E-phim.
Không chỉ các dự án kinh phí thấp, nhiều phim có mức đầu tư cao vẫn lỗ đậm. Với kinh phí 33 tỷ đồng, Kẻ thứ ba - phim Lý Nhã Kỳ sản xuất, đóng cùng tài tử Hàn - "chết yểu" khi chỉ thu gần một tỷ đồng, bất chấp nỗ lực quảng bá của êkíp. Ra rạp sau Kẻ thứ ba một tuần, 578: Phát đạn của kẻ điên (đạo diễn Lương Đình Dũng) đến nay thu về khoảng 3,5 tỷ - theo số liệu của Box Offic💜e, dù được công bố kinh phí 60 tỷ đồng.
Đại diện CGV - hệ thống rạp lớn nhất Việt Nam - cho biết tổng doanh thu phim Việt năm qua đạt 720-730 tỷ đồng, chiếm 24-25% thị phần. So với năm 2019 - trước khi bùng Covid-19, thị trường phim Việt chỉ bằng 60-61%. Trong 35 dự án phát hành, 18 tác phẩm thu dưới 10 tỷ đồng, 10 phim dưới một tỷ đồng. Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, kinh phí trung bình cho một tác phẩm chiếu rạp trong nước là 15 tỷ đồng. Xéꦆt tỷ lệ ăn chia với nhà rạp, nhà sản xuất nhận được 40-45% doanh thu, do đó mỗi phim cần đạt hơn 30 tỷ đồng để hòa vốn.
Giới làm phim đánh giá điểm chung của đa số tác phẩm thua lỗ do chất lượng "thảm họa".
Đạo diễn Charlie Nguyễn nhận định điểm yếu lớn nhất của phim Việt 💝vẫn là kịch bản. Khi phim thất bại, nhiều nhà sản xuất thường cho rằng do khâu PR, diễn viên... Tuy nhiên theo đạo diễn, lý do chính là phim chưa kể một câu chuyện đủ hay, bắt kịp thị hiếu khán giả. "Gu khán giả ꧒thay đổi hàng ngày. Lúc làm phim, mình theo xu hướng này thì khi phim ra, xu hướng đã thay đổi", Charlie nói.
Ông Nguyễn Hoàng Hải - giám đốc nội dung cụm rạp CJ&CGV - nói có thể người làm phim trong nước đôi lúc còn cảm tính. Ở các thị trường lớn, nhà sản xuất thường khảo sát về kịch bản để thăm dò thị hiếu, ở Việt Nam, nhiều nhà làm phim dựa theo trải nghiệm cá nhân. Do đó, phim chỉ thắng nếu may mắn được khán giả thích. "Kịch bản đơn giản nếu bắt trúng tâm lý khán giả, doanh thu sẽ cao, đó là trường hợp của Em chưa 18, Tèo Em...", ông Hải nói.
Thất bại của loạt dự án điện ảnh trong năm là bài học kinh nghiệm của giới làm phim. Theo diễn🔯 viên Thái Hòa, nhà sản xuất được dịp nhìn nhận lại, sau một thời gian tự🐎 ru ngủ rằng "phim Việt như thế là được rồi". Nghệ sĩ nói: "Thị trường rất công bằng. Nếu phim có nội dung tốt, khán giả sẽ tự khắc đón nhận".
Bức tranh làng điện ảnh Việt năm 2022 có sự đối lập - phim trong nước ế ẩm, loạt phim quốc tế lại gây sốt, như Doctor Strange 2 (hơn 200 tỷ đồng), Minions 2 (gần 200 tỷ đồng), Bỗng dưng trúng số (181 tỷ đồng)...
Suốt hai năm Covid, làng phim hiếm có tác phẩm lớn được đầu tư bài bản, kinh phí cao. Sau giãn cách, các dự án đầu tư vắng bóng. Thay vào đó, những phim tồn đọng, chi phí thấp có cơ hội ra rạp và được nhường nhiều suất chiếu. Ông Hoàng Quân - nhà sản xuất Chuyện ma gần nhà - cho rằng nhiều phim phát hành thời gian qua vốn được lên kế hoạch từ trước dịch, sau đó bị ảnh hưởng vì lịch quay gián đoạn, dẫn đến mắc nhiều lỗi trong khâu tiền⛄ kỳ lẫn hậu kỳ.
Đạo diễn Quang Dũng cho biết dù không có công thức cho🉐 các tác phẩm trăm tỷ, anh luôn tự nhủ phải làm phim nghiêm túc. "Chúng tôi luôn hiểu một điều: Khán giả có ༺rất nhiều lựa chọn. Nếu phim không đủ hay, không tìm được đồng cảm của người xem, thất bại là điều tất yếu".
Mai Nhật