Theo dõi các tác phẩm điện ảnh, cả phim chiếu rạp lẫn phim truyền hình Việt Nam vài năm gần đây, tôi thấy đa phần đều rất gượng gạo, giả tạo. Đến nỗi có những tình huống cười ra nước mắt như nhân vật giang hồ, gái điếm trong phim mà lời thoại, hành động ♒còn lịch sự hơn cả mấy cô cậu "tuổi teen" choai choai ở xóm tôi. Như vậy là quá giả tạo, xa rời thực tế.
Nếu phim thực sự muốn thể hiện chân thực với đời sống thì đôi khi cũng phải xuất hiện yếu tố chửi tục, tệ nạn, một số biểu hiện tiêu cực... Nhưng𒉰 khổ nỗi, nếu đưa những yếu tố đó vào phim thì lại vướng khâu kiểm duyệt nội dung. Có khi ra được rạp thì phim cũng bị cắt xén, gọt tỉa hết những phân đoạn ấy, thành ra ngắn ngủn và cộc lốc hết cả. Khía cạnh này, tôi rất thông cảm với các nhà làm phim.
Tuy nhiên, điều đó cũng không thể che lấp đi những yếu kém trong khâu kịch bản của các tác phẩm điện ảnh Việt Nam. Hai thập kỷ nay, tôi xem được một, hai bộ phim truyền hình Việt. Phim điện ảnh cũng chỉ ra rạp coi được năm, sáu phim gọi là tạm ổn. Lâu lâu, tôi xem TV, lại bắt gặp ngay mấy phim truyền hình Việt với mô-tip cũ kỹ, lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán. Tôi chỉ cần xem hai tập đầu là có thể đoán trún♉g phóc nội dung của tập cuối.
Chứng kiến chất lượng của các bộ phim trong nước, tôi tự hỏi sao nhà làm phim Việt không học hỏi từ điện ảnh Hollywood hay Hàn Quốc? Nói về điện ảnh, thì Hàn Quốc là điển hình trong việc không ngừng học hỏi và sáng tạo nội dung. Họ chính là một học trò xuất sắc của Hollywood. Nói ngắn gọn là học cách làm phim tiên tiến của thế giới, chứ chưa cần đến sáng tạo gì cao siêu. Trong khi đó, nhìn điện ảnh trong nước quanh đi quẩn lại chỉ chiếu cho người Việt xem, nên ngày càng luộm thuộm, nhàn nhạt, thua xa đời trước.
>> 'Phim Việt nghèo nàn vì diễn lại đời thực'
Nghề nào cũng cần trao dồi, học hỏi hết. Nghề làm phim cũng vậy. Nếu người làm phim Việt sang Mỹ mà học Hollywood thì chắc chắn sẽ cho ra đời những tác phẩm chất lượng. Những thập niên xưa, Hàn Quốc và Hong Kong cũng học của Hollywood (cử người đi học đàng hoàng) nên về sau điện ảnh của họ càng phát triển với nhiều tác phẩm vươn tầm thế giới. Chúng ta không chịu đi đây đó rèn nghề, quanh năm ru rú ở nhà, cho ra đời các tác phẩm "cũ rích" cả về nội dung lần hình thức, thì bao giờ mới tiến bộ?
Có nhiều người nói kỹ thuật còn hạn chế khiến phim Việt chưa thể so với điện ảnh thế giới. Nhưng tôi nghĩ rằng, kỹ thuật chỉ là phương tiện truyền tải, còn nội dung mới là cốt lõi của một tác phẩm. Hầu như tất cả các loại hình nghệ thuật, kỹ thuật đỉnh cao phải đi kèm với nội dung chạm tới giá trị tinh thần nhân loại thì mới là một kiệt tác. Với điều kiện làm phim trong nước, kỹ thuật có thiếu sót chút ít cũng là điều bình thường, nội dung hay, độc đáo sẽ cứu lại cho phim. Thế nên, người làm nghệ thuật đừng ngại phim có kỹ thuật chưa chuẩn mực, chỉ cần nội dung đi vào lòng người là có thể lấy nhiều điểm hơn một bộ phim kỹ thuật ổn nhưng nội dung vô hồn. Đó gọi là "tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Tất nhiên, dù tôi chê, nhưng thi thoảng tôi vẫn vào rạp để ủng hộ bốn, năm phim Việt mỗi năm. Tôi thường xem kỹ review để biết phim ít dở mới bỏ tiền đi xem, chứ không có kiểu ủng hộ theo phong trào. Có lẽ tôi là🍌 một khán giả khắt khe, nhưng tôi tin điều đó sẽ góp phần thúc đẩy nhà làm phim phải nâng cao tay nghề lên nữa tha🍷y vì bằng lòng với những bộ phim "mỳ ăn liền".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.