Chiều 9/4, bên lề buổi giám sát về giáo dục mầm non của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM tại quận 7, nhà giáo Trần Trung Mậu (Phó chủ tịch Hội cựu ♕giáo chức TP HCM) giọng buồn khi nhắc chuyện cô Trần Thị Minh Châu không giảng bài suốt ba tháng ở lớp 11A1 trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè.
"Hơn 40 năm trong nghề, từ khi đứng trên bục giảng đến quản lý giáo dục, tôi chưa từng nghe chuyện tương tự. Buồn và♒ giận lắm", ông chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Mậu cho rằng giáo v♛iên cũng như người khác, không tránh khỏi mắc sai lầm. Cô Châu có trình độ, cá tính, đằng sau câu chuyện này cần tìm hiểu rõ ràng về nguyên nhân khiến cô im🐼 lặng.
"Tôi đã nghĩ tới hình thức kỷ luật buộc thôi việc cô ấy của ngành giáo dục, song nếu điều đó xảy ra thì hơi quá đáng. Trước tiên, hãy cho cô Châu nghỉ một thời 🦄gian, rồi mạnh dạn để cô ấy quay trở lại, giúp đỡ thêm thì cô ấy có thể trở thành giáo viên tốt. Hãy nhân văn và mở đường cho cô giáo", ông Mậu nói.
Nhà giáo này cũng ủng hộ Phạm Song Toàn bởi em đã mạnh dạn nói lên điều bức xúc, đồng♎ thời cho rằng trong sự việc này hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm đều có trách nhiệm liên đới.
Ông Mậu cũng liên hệ đến nhiều sự vụ xảy ra trong ngành giáo dục thời gian gần đây, như phụ huynh bắt giáo viên quỳ, cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng... là những hồi chuông báo động về sự rạn🐬 nứt học đường. Ngành giáo dục, nhà trường và phụ huynh 🌱cần nhìn lại mình để có được những việc làm đúng mực.
Tại cuộc họp khẩn hồi tuần trước, Phó ch☂ủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu đánh giá, cô Châu không nói gì khi lên lớp suốt ba tháng là hình thức bạo hành tinh thần học sinh. Bà yêu cầu ngành giáo dục xử lý hiệu trưởng trường Long Thới, cô giáo Toán, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 nghiêm khắc, đúng luật.
Trườ🦹ng THPT Long Thới đã họp kiểm điểm cá nhân liên quan vụ cô Châu, dự kiến giữa tuần này sẽ có quyết định ꦛkỷ luật. Cô Châu cũng nhận lỗi về mình và nói rất hối tiếc về sự việc.
Sau buổi kiểm điểm, cô Châu chia sẻ: "Tôi đã quá mệt mỏi suốt hai tuần qua rồi, tôi không có khả năng đính chính thông tin mà nhiều người nghĩ về mình. Bản thân tôi đang chịu sức ép rất lớn từ dư luận". Theo nữ giáo viên này, cô là người sống có trách nhiệm, sống đú🐈ng đắn bởi gần 20 năm đi dạy chưa nghỉ ngày nào, chưa đi trễ ngày nào.
Một phụ huynh có con từng học cô Châu cho biết, nữ giáo viên là người có chuyên môn giỏi, được nhiều cha mẹ học sinh tin tưởng. "Con tôi học yếu, trước đây đã từng được cô ꧃dạy kèm miễn phí. Cô cũng thường làm điều này với học sinh nghèo khác", ông 🍸kể.
Hiện, em Phạm Song Toàn đã được chuyển sang học m𝓀ột trường tư thục𒁃.
Thiếu trường mầm non cho học sinh nước ngoài Tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, đại diện Phòng Giáo dục quận 7 cho biết, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư mọc lên trên địa bàn kéo theౠo dân số, đặc biệt là người nước ngoài tăng mạnh. Hiện, số trường mầm non tại khu đô thị mới Nam thành phố chưa đáp ứng đủ cho con em cư dân sinh sống tại đây, đặc biệt là trường có yếu tố nước ngoài. Riêng phường Tân Phong đang có 7 cơ sở giữ trẻ không phép có yếu tố nước ngoài với 🧜23 nhóm lớp. Chủ đầu tư các trường này có giấy phép đầu tư, s🎀ong về quận thì chưa được cấp phép do vướng một số thủ tục, quy hoạch. |