Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/4 dự lễ biên chế tàu ngầm Trường Chinh 18, tàu đổ bộ tấn công Hải Nam và khu trục hạm Đại Liên tại căn cứ ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Việc biên chế cùng lúc ba chiến hạm khác loại trong một ngày là điều "chưa từng có tiền lệ và chưa d♋iễn ra ở các nước khác", tờ PLA Daily của quân đội Trung Quốc c🐈ho hay.
"Đây là sự kiện gây ấn tượng, phát đi thông điệp rõ ràng về năng lực đóng tàu và ngành công nghiệp Trung Quốc, cũng như thể hiện sự chú trọng đến biển của nước này trong tương lai. Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều nguồn lực từ ngân sách quốc phòng cho hải quân của họ", giáo sư Lawrence B. Brennan, đại tá về hưu từng phục vụ 33 năm trong hải quân Mỹ, chia sẻ với VnExpress.
Ông Brennan cho rằng buổi lễ không chỉ là màn phô trương sức mạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng, cũng như Mỹ và đồng minh ♑tại châu Á - Thái Bình Dương. Nó còn là cách phát đi thông điệp rằng Bắc Kinh đang trở thành cường quốc hải quân tầm cỡ thế giới, có khả năng triển khai lực lượng hùng hậu đến nhiều địa điểm trên toàn cầu nếu xung đột bùng phát.
"Đó là những chiến hạm lớn và rất phức tạp. Sự hiện diện của ông ��Tập cũ🅘ng là tín hiệu không phải bàn cãi, giúp củng cố vai trò của hải quân trong nền quốc phòng Trung Quốc", ông nhận định.
Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Bắc Kinh nhậꦛn định tàu ngầm Trường Chinh 18 có thể là phiên bản Type-094 nâng cấp, có độ ồn thấp hơn và năng lực tập kích tên lửa chính xác hơn, giúp Trung Quốc duy trì khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân đáng tin cậy hơn. Nguồn tin quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho rằng tàu ngầm Trường Chinh 18 có⛄ khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-3 với tầm bắn hơn 10.000 km, đủ sức bao trùm toàn bộ lục địa Mỹ.
Đại Liên là khu trục hạm cỡ lớn thứ ba của hải quân Trung Quốc và là chiếc đầu tiên được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, đơn vị đóng quân trên đảo Hải Nam và chủ yếu hoạt động ở Biển Đông. Giới chuyên gia nhận định Type-055 sẽ đóng vai trò chiến hạm hộ tống chủ lực trong nhóm tác chiến ꦰtàu sân bay hoặc dẫn đầu các nhóm chiến đấu của hải quân Trung Quốc.
Mỗi khu trục hạm Type-055 có lượng giãn nước khoảng 13.000 tấn, lớn hơn tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Type-055 đượ♛c trang bị 112 ống phóng thẳng đứng với tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa chống hạm YJ-18 cùng tên lửa hành 𝔍trình CJ-10, một tổ hợp phòng không tầm ngắn HQ-10, hai cụm ống phóng ngư lôi 324 mm, một pháo hải quân 130 mm và có thể mang theo hai trực thăng.
Hải Nam là tàu đổ bộ tấn công Type-075 đầu tiên được đưa vào biên chế, phục vụ tham vọng phát triển lực lượng đổ bộ có khả năng triển khai độc lập với toàn bộ v༺ũ khí hỗ trợ chiến đấu, nhằm phô diễn sức mạnh và tăng khả năng cạnh tranh với Mỹ. Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Type-075 được thiết kế nhằm phục vụ chiến dịch tấn công đảo Đài Loan, cũng như thực h꧃iện nhiệm vụ "răn đe ngoài khơi" ở các khu vực như biển Hoa Đông và Biển Đông.
Dù tỏ ra ấn tượng với năng lực đóng tàu và 💧tốc độ phát triển của hải quân Trung Quốc, chuyên gia Brennan vẫn cho rằng nước này còn thiếu nhiều yếu tố để có thể "vươn khơi" và trở thành một cường ꧅quốc hải quân biển xanh thực thụ.
"Trung Quốc cần phát triển chiến thuật và chiến ♒lược để tàu chiến có khả năng hiệp đồng trong nhiều nhóm tác chiến ở những vùng biển khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng phải đóng lực lượng tàu hậu cần và bảo đảm quyền tiếp cận căn cứ, nguồn lực ở nước ngoài để duy trì hiện diện toàn cầu. Đó 🥂có thể là một trong những mục tiêu chủ chốt của sáng kiến Vành đai và Con đường", giáo sư Brennan nói.
Bắc Kinh cũng cần xây dựng đội ngũ lãnh đạo hải quân đủ khả năng chỉ huy các chiến hạm hiện đại v﷽à đội hình chiến đấu tích hợp. Những cơ sở đào tạo tương tự Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, trong khi các đợt diễn tập là yếu tố bắt buộc để phát triển năng lực tác chiến và hạn chế sai sót trong quá trình hoạt động trên biển.
"Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm với chiến tranh hải quân hiện đại, họ có thể mất hàng chục năm để xây dựng kỹ năng tác chiến như vậy. Mỹ và đế quốc Nhật Bản từng mất 20 năm để phát triển tàu sân bay, máy bay trên hạm, chiến thuật, cơ sở hạ tầng phụ trợ và lực lượng hậu cần trước khi đủ sức tham gia những trận đấu tàu sân bay trong Thế c♌hiến II. Hải quân Mỹ chỉ phát triển chiến thuật sử dụng nhiều tàu sân bay từ cuối thập niên 1930, trong khi học thuyết tác chiến hiệp đồng hải quân hoàn thiện trong giai đoạn 1943-1945", Brennan cho hay.
Chu Thần Minh, chuyên gia thuộc Viện Khoa﷽ học Công nghệ Yuan Wang ở Bắc Kinh, có chung quan điểm khi nhận định Trung Quốc phải mất ít nhất 10 năm nữa để các tàu đổ bộ tấn công lớp Type-075 như Hải Nam đạt khả năng chiến đấu đầy đủ, do hải quân còn thiếu kinh nghiệm vận hành chiến hạm loại này. "Điều này sẽ hạn chế hơn nữa vai trò của các chiến hạm Type-075", Chu Thần Minh cho biết.
Các nguồn tin quân sự Trung Q෴uốc cho biết tàu đổ bộ Hải Nam và các tàu lớp Type 075 khác chưa đạt khả năng chiến đấu do nước này chưa sản xuất được trực thăng vũ trang trên hạm Z-8J và Z-20J. Nhu cầu bổ sung g🔴ấp lực lượng chiến hạm mặt nước khiến Bắc Kinh quyết định cho tàu Hải Nam chạy thử nghiệm hồi tháng 8/2020 khi chưa hoàn thiện mặt boong và sàn đáp, điều chưa từng diễn ra trong các đợt thử nghiệm chiến hạm trước.
"Chưa rõ hải quân Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh xa đến đâu. Họ đủ sức huy động nhiều lực lượng thông thường tại Biển Đông, nhưng sẽ phải đối mặt với sức ép từ các quốc gia trong khu vực, cũng như Mỹ và các cường quốc thế giới. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ khó lòng phát triển lực lượng đủ sức lấn át toàn bộ những nước láng giềng và trê💧n toàn c🧔ầu", giáo sư Brennan nói khi đề cập tới nguy cơ leo thang căng thẳng sau sự kiện này.
Vũ Anh