Sau 12 phiên đấu thầu liên tiếp từ cuối tháng 3 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 340.700 lượng vàng, tương đương hơn 13,1 tấn. Trong thời gian này, chênh lệch giữa giá 🍨vàng trong nước và thế giới liên tục nới rộng, từ trên dưới 3 triệu đồng lên hơn 6 triệu đồng mỗi lượng, khiến nhiều người đặt dấu hỏi về mục tiêu của🌳 các phiên đấu thầu.
Đây là lý do Ngân hàng Nhà nước phải cử lãnh đạo cấp cao tới buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng tư. Phó thống đốc Lê Minh Hưng phụ trách mảng ngoại hối và vàng của ཧNgân hàng Nhà nước.
Phó thống đốc Lê Minh Hưng tại buổi họp báo chiều 26/4. Ảnh: Nguyễn Hưng |
- Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận thế nào về việc chênh lệch giá trong nước và thế giới vẫn tiếp tục giãn rộng sau 12 phiên đấu thầu vừa qua?
- Có nhiều nguyên nhân khách quan khiến chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao thời gian qua. Việt Nam không sản xuất được vàng, muốn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước phải xuất ngoại tệ để nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. Hai năm qua, ൩vì lý do này, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng. Trong khi đó, nhu cầu trong nước vẫn lớn, bao gồm cả nhu cầu của dân cư và một phần đến từ các tổ chức tín dụng. Cầu lớn hơn cung là lý do khiến giá trong nước cao hơn thế giới.
Diễn biến quốc tế thời gian qua cũng là một nhân tố tác động khiến khoảng chênh lệch này rộng hơn. Giá vàng thế giới có thời điểm giảm với biên độ mạnh nhất 30 năm qua, nhưng trong nước không đ𝕴iều chỉnh kịp.
Cần phải nhìn nhận kể từ khi Ngân hàng Nhà nước triển khai Nghị định 24, chênh 🔯lệch giá lớn, nhưng điều này không ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, không có những cơn sốt trên thị tr🎐ường, không có hiện tượng đầu cơ và tỷ giá vẫn ổn định.
- Chênh lệch giá chưa thu hẹp, vậy đấu thầu vàng đã đạt mục tiêu đề ra chưa, thưa ông?
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu꧟ thầu vàng trước hết là nhằm tăng cung, qua đó giảm bớt áp lực về cầu, tránh những xáo trộn khó lường trên thị trường, ngăn tác động tiêu cực tới tỷ giá, kinh tế vĩ mô. Nhìn một cách tổng thể, các mục tiêu này đã đạt được và đây là thành công lớn khi Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trườn🅰g. Thử đặt vấn đề nếu Ngân hàng Nhà nước không bán vàng, thị trường sẽ thế nào, nhất là vào những phiên thế giới biến động như vừa qua. Nếu chúng ta không tăng cung thì với nhu cầu rất lớn như vậy, hoạt động trên thị trường vàng sẽ bất ổn.
Tất nhiên, chênh lệch giá vẫn còn, vì như tôi nói ở trên🤡 nhu cầu của thị trường rất lớn, không dễ thỏa mãn trong thời gian ngắn. Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định không bình ổn giá, không bao cấp về giá khi bán vàng ra thị trường, cũng không thể ngay lập tức thu hẹp chênh lệch, mà chủ yếu tăng cung để giảm áp๊ lực về cầu trên thị trường.
- Hơn 13 tấn đã bán ra, chủ yếu được các ngân hàng thương mại mua lại. Ông nói sao khi có ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu chủ yếu để hỗ trợ các ngân hàng tất toán trạng thái đúng hạn?
- Như tôi đã nói, nhu cầu mua vàng tất toán của các tổ chức tín dụng cũng là một áp lực không nhỏ với thị trường. Nếu không mua được từ Ngân hàng Nhà nước, họ phải mua trên thị trường mà như vậy thị trường càng thêm căng th🅠ẳng.
Về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước có thể trực tiếp bán cho các ngân hàng để hỗ trợ họ thực hiện việc tất toán. Nhưng được sự đồng ý của Chính phủ, chúng tôi đã tổ chức các phiên đấu thầu để đảm bảo bán ra cách công khai, minh bạch, theo tín hiệu thị trường. Tham gia đấu thầu không chỉ ngân hàng, mà còn có cả doanh nghiệp. Số vàng mua được, một phần họ dùng để tất toán hợp đồng cũ, phần khác ra đưa lưu thông trên thị trường. Đây là lý do giúp thị trường vàng và ngoại tệ ꦓthời gian qua không xáo trộn.
- Vậy chênh lệch giá trong nước với thế giới 6-7 triệu đồng ai đang được hưởng lợi?
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng theo các quy định của pháp luật, quyết định của Thủ Tướng và phải tuân thủ các chính sách về quản lý ngoại hối. Khoản chênh lệch có được qua các phiên đấu thầu là nguồn thu của ngân sách nhà nước, vì vậy sẽ phải chuyểnꦉ về ngân sách theo đúng quy định.
- Báo cáo từ chính Ngân hàng Nhà nước cho thấy huy động vốn từ dân cư vẫn tăng trong khi tín dụng cho nền kinh tế lại giảm. Nhiều người lo có thể tiền đã chảy hết vào vàng nên không thể cho vay với nền kinh tế được. Ý kiến của ông về việc này?
- Với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại không thể thoải mái mua vàng được. Để được tham gia đấu thầu, cả ngân hàng và doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiệ🔜n chặt chẽ về tiềm lực tài chính, mạng lưới và khả năng kinh doanh. Bản thân các ngân hàng phải tuân thủ giới hạn về trạng thái vàng, vì thế dù tiềm lực vốn lớn họ cũng không thể mua với số lượng lớn. Họ cũng không được phép cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư, kinh doanh vàng.
Ngân ꦬhàng Nhà nước đang thanh tra toàn bộ các tổ chức, doꦍanh nghiệp đã mua vàng, để đảm bảo việc mua vàng cũng như sử dụng vàng đúng pháp luật.
Song Linh