Khẳng định việc xuất khẩu lao động không có nghề, phải làm những việc thấp kém, có thể làm mất danh dự dân tộc, Phó thủ tướng chỉ đạo thời gian tới ngành lao động phải tập trung đào tạo nghề. "Đây là vấn đ🌊ề cốt tử. Đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu thị trường, cả về số lượng, chất lượng và ngành nghề", ông nói.
Hiện toàn quốc có khoảng 2.000 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 100 trường cao đẳng, 600 trường t🃏rung cấp dạy nghề…, nh𝓰ưng theo Phó thủ tướng thì "số lượng đông, song quy mô nhỏ, thầy giáo, giáo trình đều thiếu và yếu, việc gắn kết với thị trường lao động còn hạn chế".
Phó thủ tướng yêu cầu trong đào tạo xuất khẩu lao động phải chú ý 4 vấn đề: ng💎hề, ngoại ngữ, văn hóa và pháp luật của nước sắp đến làm việc. Ông khẳng định cần xem đào tạo nghề là bài toán lợi ích quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi nếu không có lao động tốt thì không có việc làm tốt, không có thu nhập cao.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng cũng phàn nàn bởi hiện đa phần lao động xuất khẩu trình độ tay nghề chưa cao, ý ♉thức kỷ luật hạn chế nên thường phải làm việc ở lĩnh vực có thu nhập thấp. "Ngoài ra, hiểu biết về ngôn ngữ, luật pháp, văn hóa nước sở tại của lao động cò♛n hạn chế, gây khó khăn trong giải quyết các phát sinh", ông Hưng nói.
Phần lớn lao động sang Malaysia xuất thân từ nông dân, không có nghề. Ảnh minh họa: Hồng Khánh. |
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện có 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở trên ꦰ40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề. Tuy nhiên, thị trường thu hút nhiều nhất lao động trong 3 năm qua với hơn 60.000 lại là Malaysia, nước lao động xuất kཧhẩu có thu nhập thấp, chỉ 3-5 triệu đồng một tháng.
Các thị trường thu n𒐪hập cao như Nhật Bản, Australia, Đông Âu số lượng đưa đi rất hạn chế. Nhiều như Nhật Bản năm nay chỉ 6.000. Một số thị trường rất tiềm năng, cho thu nhập cao như Anh thì vừa mở được đã bị đóng ngay do lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Đây cũng là nỗi nhức nhối của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động ở các thị 𒊎trường cho thu nhập khá.
Để tạo nhiều việc làm, tranh thủ lợi thế lao động trẻ, Bộ Lao động đang tập trung đào tạo nghề, đồng thời cố gắng ổn địn♊h và tăng thị phần lao động Việt Nam tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Libi; mở thêm một số thị trường mới n𒈔hư Bruney, Singapore và Trung Đông.
Hồng Khánh