Sáng 12/5, Ban chỉ✨ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 họp trực tuyến với lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang sau khi các địa phương này ghi nhận một số ca nhiễm trong 💙khu công nghiệp (KCN).
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, "Việt Nam như cánh đồng trũng, bên ngoài s💎óng to, gió lớn chúng ta phải bao đê cho chặt, chỉ một chỗ rò rỉ, một tổ kiến hổng không bịt kín lại thì có thể làm sập cả đê". Do vậy, ông yêu cầu Bộ trưởng Công Thương phải quán triệt thật sâu sát đến các địa phương; để xảy ra dịch bệnh trong các KCN có thể làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng; nền kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu để "thủng" các KCN.
Trước phản ánh của đại diện Bộ Y tế về tình trạng các địa phương "kho𒐪án gọn" cho ngành y tế trong bảo đảm an toàn dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, Phó thủ tướng chỉ đạo ngay trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Y tế, tổ chức tập huấn trực tuyến toàn quốc về đảm bảo an toàn trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong các KCN.
Bà Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, phản ánh hiện một số địa phương lập chốt chặn, buộc xe đưa đón công nhân của nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này phải đi đường vòng, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sản xuất🗹. Trong khi đó, các xe này đều thực hiện quy định phòng chống dịch như sử dụng một nửa số ghế; mỗi xe không quá 20 người; đo thân nhiệt người lên xe; khử khuẩn... Vì vậy, bà Hương Giang đề nghị gửi danhℱ sách xe đi theo tuyến để các tỉnh liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa đón công nhân, chuyên gia.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý đề xuất nêu trên, yêu cầu các tỉnh thành, khu công nghiệp đang có dịch bệnh gửi văn bản đến các địa 😼phương mà xe sẽ đi qua (gồm số xe, tuyến đường) để được di chuyển thuận lợi, không để ách tắ✅c.
Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết sẽ chỉ đạo công an địa phương tham mưu cho Ban chỉ đạo rà soát lại, vì "xe đưa đón công nhân chỉ chạy qua ⛄chứ không dừng lại, trong phòng, chống dịch cũng ꦿkhông có quy định nào (cấm xe đi qua) như vậy".
Bộ Thông tin và Truyề🌼n thông nghiên cứu giải pháp kiểm soát𝓡 toàn bộ hành trình các xe đưa đón công nhân, ôtô ra vào khu công nghiệp để phục vụ truy vết, theo dấu ca bệnh.
Các địa phương phản ánh tình trạng thiếu sinh phẩm xét nghiệm nhanh. Hiện để xét nghiệm theo kịp tốc độ truy vết, lấy mẫu, nhằm xác định nhanh nhất tình hình dịch bệnh, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang kết ༒hợp xét nghiệm nhanh (xét nghiệm tìm kháng thể) và xét nghiệm PCR (xét nghiệm tìm virus💛). Đà Nẵng xét nghiệm PCR mẫu gộp với số lượng khác nhau tùy theo mức độ nguy cơ ở từng khu vực.
Tuy nhiên, việc đặt mua𒁏 ꦑcác loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh rất khó khăn, nên hầu hết các tỉnh đang sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh do doanh nghiệp tài trợ. Đơn cử, tỉnh Bắc Giang có khoảng 160.000 công nhân trong các khu công nghiệp, cần có 100.000 bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh nhưng chỉ có khoảng 2.000 bộ do doanh nghiệp tài trợ và mua thêm được gần 2.000 bộ.
Phó thủ tướng đánh giá, Bắc Ninh và Bắc Giang rất sáng tạo trong việc kết hợp hai phương pháp xét nghiệm để đảm bảo theo kịp tốc độ lấy mẫu trong thời gian ngắn nhất. Ông đề nghị Đà Nẵng tổng kết xét nghiệm gộp mẫu (10-20 mẫu), thành hướng dẫn chia sẻ với các địa phương khác nhau. Cách làm này tiết kiệm🔥 chi phí và cải thiện tốc độ xét nghiệm.
Bộ Y tế đẩy nhanh việc cấp phép công ng♛hệ xét nghiệm 🧸mới, nhanh và rẻ hơn, sàng lọc được nhiều hơn; thống kê nhu cầu mua, sử dụng xét nghiệm nhanh của các địa phương để hướng dẫn cụ thể về việc này.
Tại cuộc họp, lãnh đạo ba địa phương c𝔍ho biết dù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở các khu ๊công nghiệp, nhưng cơ bản đã khoanh vùng, cách ly được các ổ dịch; tiếp tục khẩn trương truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm F1, F2.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, ngày 11/5, thành phố phát hiện trường hợp mắc Covid-19 tại Công ty Trường Sinh, thuộc khu công nghiệp An ꧂Đồn (quận Sơn Trà). TP nhanh chóng lấy mẫu trong đêm, ghi nhận 33 ca dương tính.
"Các ca này lây nhiễm rất nhanh", ông Chinh nói và khẳng định đang huy động toàn lực xử lý ổ dịch tại đây. Khoảng 660 công nhân, bảo vệ, tiểu 𓂃thương xung quanh khu công nghiệp được lấy mẫu, cho kết quả âm tính. Các F1 của 33 ca dương tính nêu trên dự kiến trong hôm nay có kết quả. TP🅘 đã "phong tỏa mềm" và "phong tỏa cứng" một số khu vực. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, Đà Nẵng sẽ có quyết định giãn cách phù hợp trên địa bàn.
Tại Bắc Ninh, Giám đốc Sở Y tế Tô Thị Mai Hoa cho biết sau khi phát hiện ca mắc Covi💝d-19 ở Công ty Samsung Electronic, các lực lượng đã truy vết được 49 F1🥃 và 1.166 F2. Bắc Ninh đã lấy 1.160 mẫu F1, F2 và công nhân của công ty, cho kết quả âm tính.
Về ca dương tính tại Công ty TNHH Công nghệ Johnson Healths Việt Nam, Bắc Ninh đã truy vết được 27 F1, 589 F2; lấy 2.800 mẫu, đang chờ kết qu🏅ả. Ca dương tính tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, đã truy vết được 40 F1, 533 F2; lấy 1.998 mẫu, cho ⛎kết quả 2 ca dương tính trong đêm 11/5.
Vì vậy, bà Hoa đề xuất tăng cường sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh♌ tại các khu công nghiệp.
Tại Bắc Giangℱ, sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 tại Công ty TNHH Shin young Việt Nam (khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên), các lực lượng nhanh chóng truy vết nhanh người liên quan. Tuy nhiên, đại diện tỉnh Bắc Giang nhận định đây là ổ dịch rất phức tạp do tập trung khoảng 90.000 công nhân𝐆.
Đến nay, Bắc Giang♑𒐪 đã lấy được gần 24.000 mẫu xét nghiệm F1, F2, công nhân liên quan đến 75 ca dương tính ở ổ dịch này.
Từ 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 58🐼1 ca Covid-19 cộng đồng ở 26 tỉnh, thành; trong đó Bắc Ninh có 124 ca; Bắc Giang 79; Đ🅺à Nẵng 60.
Cả nước hiện có 369 KCN tập trung, gần 30 khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất với khoảng 3,8 triệu lao động; chưa kể khoảng 700 cụm công nghiệp đang hoạt động với khoảng 600.000 lao động. Đặc điểm của các nhà máy trong KCN là đông người, phần lớn hoạt động sản xuất trong môi trường kín.
Nhiều xóm trọ, khu trọ công nhân rất chật chội, đông đúc. Chợ búa, cơ sở dịch vụ ở những khu này có mật độ dày đặc. Xe đưa đón công nhân rất nhiều. Đây là khu vực mà Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã nhắc nhở rất nhiều lần về việc phải thực hiện nghiêm các biện pháp 🔯phòng chống dịch bệnh.