Văn phòng Chính phủ vừa📖 thông báo kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì tuần trước. Lãnh đạo Chính phủ nhận định, áp lực lạm phát có xu hướng tăng. Các mặt hàng quan trọng🐽, thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vận tải... biến động mạnh, đặt ra nhiều thách thức trong điều hành giá từ nay tới cuối năm.
Riêng với xăng dầu, các đợt tăng giá từ đầu năm khiến giá bán lẻ trong nước liên tiếp lập đỉnh và đang gần sát 33.000 đồng một lít RON 𓄧95-III. Đây là mặt hàng tác động tới mặt bằng giá nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác.
Vì thế, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động điề♕u hành, đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có báo cáo về kế hoạch cung ứng xăng dầuꦐ của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, chuyển Bộ Công Thương làm căn cứ xây dựng phương án bảo đảm ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnguồn cung quý III và cuối năm 2022.
Bộ nà🐷y cũng cần có phương án điều hành giá trong nước phù hợp, sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn để hạn 🧜chế mức tăng trong nước.
Thực tế, nguồn cung xăng dầu được đánh giá là yếu tố quan trọng trong điều hành, đảm bảo cung ứng cho sản xuất, kinh doanh. Bộ Công Thương cho rằng, nửa đầu năm nay nguồn cung trong nước về tổng thể "đủ cho sản xuất, kinh doanh" dù đối diện với tình trạng thiếu hụt cục bộ khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất từ cuối tháng 1.
Tuy nhiên, tại họp báo diễn ra tuần trước, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, hiện Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vẫn chưa có cam kết nào về số lượng cung ứng thời gian tới. Trong khi Nghi Sơn vẫn "chạy chập chờn", ngoài nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương đang tính toán ꦫnhập khẩu bổ sung.
"Chúng tôi vẫn ưu tiên nguồn xăng dầu từ sản xuất trong nước, nhưng phải có cam kết rõ ràng về sản lượng cung ứng. Lượng thiếu hụt sau khi cân đối nguồn trong nước sẽ được tính toán để nh💟ập khẩu bổไ sung, đảm bảo nguồn cung", ông Hải khẳng định.
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu xăng dầu năm 2022 khoảng 20,7 tri﷽ệu m3, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,4 triệu m3 và nhập khẩu gần 6,3 triệu m3.
Quý II, nhu cầu về xăng dầu khoảng 5,2 triệu m3. Ở phía cung, tổng nguồn từ các nhà máy lọc dầu trong nước, nhập khẩu... khoảng 6,7 triệu m3. Trong số này, nguồn cung từ hai nh❀à máy lọc dầu khoảng 3,7 triệu m3, nhập khẩu là 1,5 triệu m3, chưa kể 2,4 triệu m3 Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu bổ sung. Với mức này, quý III sẽ có khoảng 1,5 triệu m3 xăng dầu tồn kho gối đầu từ quý II.
Ngoài xăng dầu, những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Phó thủ tướng đề nghị đánh giá tác độℱng chi tiết, báo cáo cấp có thẩm quyền, mới được tăng giá. Với mặt hàng doanh nghiệp tự định giá, nếu bất thường p𝓰hải kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời.
Chẳng hạn, Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, giám sát kê khai, bán vé đúng giá niêm yết với các đơn vị kinh doanh vận tải. Việc rà soát này nhằm đảm bảo tăng giá phải phù hợp với diễn biến và cơ🌼 cấu của xăng dầu trong chi phí vận tải.