Tại cuộc họp về điều hành giá chiều 13/6, đại d꧒iện các b꧑ộ ngành nhìn nhận, áp lực lạm phát thời gian qua rất cao và nguy cơ lạm phát cuối năm là hiện hữu.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, so với cùng kỳ, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ; lạ🤡m phát cơ bản 5 tháng đầu năm 2022 tăng 1,1% so với đầu năm.
CPI tăng chủ yếu do giá xăng dầu. 13 đợt điều chỉnh giá mặt hàng này từ đầu năm, trong đó 6 đợt tăng giá (tính tới cuối thá🦄ng 5) khiến CPI tăng 1,8 điểm phần trăm.
Từ chiều 13/6, mỗi lít xăng đã tăng lên mức kỷ lục mới, vượt 32.000 đồng. Nhận diện sức ép xăng dầu tiếp tục tăng, gây hiệu ứng tới nhiều dịch vụ, hàng hoá trong🌼 nước, Phó thủ tướng Lê Minh Khai cho rằng, việc điều hành giá sẽ rất khó khăn nên các bộ, ngꦓành cần đánh giá kỹ tình hình để có giải pháp.
Ông yêu cầu điều hành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu linh hoạt; có các kịch bản đảm bảo nguồn cung và dự phòng phương án nhập khẩu khi cần thiết; kiểm soát, xử lý nghiêm buôn lậu xăng dầu qua b🌠iên giới và lợi dụng găm hàng, tăng giá.
Tại cuộc khảo sát của VnExpress với hơn 17.600 độc giả đầu tháng 3 - thời điểm giá xăng lên sát 30.000 đồng một lít, 32% người được hỏi cho biết sẽ chuyển sang đi xe điện, 28% chuy🐼ển sang xe đạp và chỉ 9% chuyển sang dùng phương tiện giao thông công cộng.
Với giá sách giáo khoa, ông Khái cũng đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài chính có giải pháp bình ổn, quản🎐 lý giá mặt hàng này phù hợp thực tế, đảm bảo "💎mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý".
Trước đó, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, giá sách giáo khoa quá cao, dùng một năm rồi bỏ gâ൩y lãng phí cho phụ huynh học sinh. Ông Phớc cho biết, hai bộ Tài chính và Giáo dục & Đào tạo sẽ có biện pháp bình ổn mặt hàng này.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạ💞o nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính, tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm 2022-2023, trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng giá.
Hệ luỵ của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu là lạm phát kỳ vọng tăng cao, ảnh hưởng tới mục tiêu điều hành lạm phát chung của nền kinh tế. Lo ngại điều này, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính đꦗiều hành chính sách tiền tệ và tài khoá linh hoạt, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Với một số mặt h𝓀àng thiết yếu "sát sườn" đời sống người dân, ông Khái đề nghị theo dõi sát diễn biến 🎉thị trường, để "dự báo sớm hơn", có biện pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu.
Những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Phó thủ tướng lưu ý, "hết sức cân nhắc💖", đánh giá tác động chi tiết, báo cáo cấp có thẩm quyền, mới được tăng giá. Với mặt hàng doanh nghiệp tự định giá, nếu bất thường phải kiểm tra để có chấn chỉnh kịp thời.