Tham dự "🍷Diễn đàn M&A Việt Nam 2018" chiều ngày 8/8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ sẽ bán và chuyển giao các ngân hàng đã mua lại hoặc kiểm soát đặc biệt như Oceanbank, VNCB, GPBank theo Luật các Tổ chức tín dụng mới sửa đổi.
Các nhà đầu tư ngoại sẽ được mu🌞a các ngân hà🔜ng yếu kém tại Việt Nam. "Sắp tới đây, Chính phủ sẽ hết sức hạn chế hoặc có thể nói là không cấp thêm giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.🔜 Tuy nhiên, sẽ cho phép một nhà đầu tư nước ngoài được mua và sở hữꦗu một ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài", Phó thủ tướng cho biết nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến chủ trương này.
Với tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, quá trình xử lý đã kéo tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh, từ 10,08% vào đầu năm 2016 về 6,9% thá𒁏ng 6/2018. Chính phủ khuyến khích sáp nhập ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng nhỏ vào các ngân hàng lớn.
"Hiện▨ số lượng tổ꧟ chức tín dụng ở Việt Nam đang còn nhiều. Vì vậy, chúng ta cần sắp xếp lại để nâng cao quản trị", Phó thủ tướng nói.
Riêng với Agribank - ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước lớn, theo Phó thủ tướng, sẽ có lộ trình IPO vào năm 2019. BIDV và Vietcombank cũng sẽ bán bớt vố🧜n nhà nước thông qua phát hành để tăng vốn. "Chúng tôi đã có những thương thảo với các ngân hàng và đối tác quan tâm đến thương vụ này", Phó thủ tướng ch𝕴o biết thêm.
Năm 2017, ngành tài chính - ngân hàn🗹g chiếm 4% về giá trị M&A ở Việt Nam. Nửa đầu năm 2018, tỷ trọng này tăng lên 19,06%. Thời gian qua, các thương vụ lớn có thể kể đến như Warburg Pincus và GIC đầu tư hàng trăm triệu USD vào Techcombank, ShinhanBank✃ mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ và công ty tài chính Prudential Việt Nam.
C﷽ác chuyên gia nhận định, xu hướng được các nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới là lĩnh vực tài chính cá nhân, tài chính tiêu dùng, hoạt động thẻ, công nghệ ngân hàng... 🦂còn nhiều tiềm năng.
Viễn Thông