Quan điểm này được lãnh đạo Chính phủ nêu tại cuộc họp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2𒊎021, ngày 15/12.
Theo quyết định của Thủ tướng Phạm Minh Chính về lập tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, P♚hó thủ tướng Lê Văn Thành là Tổ trưởng Tổ công tác số 3, kiểm tra đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 3 bộ, 5 cơ quan và 4 địa phương là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Khánh Hoà.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 12 bộ, cơ quan trung ương và các địa phương này mới giải ngân được gần 28.000🔥 tỷ đồng đến hết tháng 11, đạt tỷ lệ gần 37% tổng vốn được phân bổ năm nay (76.000 tỷ đồng).
Tại TP HCM, theo෴ Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố hiện khoảng 42%, tăng 10% so với cá🍒ch đây 3 tháng. Ông Hoan nói tỷ lệ này đạt thấp là do giãn cách xã hội để phòng chống dịch, khiến các dự án phải dừng; bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn và giá vật tư nguyên liệu, chi phí nhân công tăng. Dù thế, TP HCM vẫn phấn đấu đạt giải ngân 70% vốn công trong năm nay.
Còn Bình Dương đã lập tổ công tác🍒 để tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân và phấn đấu đạt trên 75% ꦑnăm nay. Trong khi đó lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cho hay sẽ nỗ lực giải ngân 96-100%.
Tại Đồng Nai, chủ yếu giải ngân nguồn vốn cho dự án sân bay Long Thành, lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ quyếtꦚ tâm hoàn thành khối lượng còn lại để quý I/2022 bàn giao mặt bằng, kịp triển khai giai đoạn 1 dự án này.
Trước thực tế giải ngân tại các địa phương cao - thấp k🍰hác nhau, Phó thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý, chỉ còn 15 ngày nữa là hết năm 2021. Ông yêu cầu các địa phương làm việc với cá🐻c nhà thầu để giải ngân với khối lượng đã hoàn thành.
"Mục tiêu giải ngân là gắn với tiến độ thực tế thi công tại công trường để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Các nhà thầu đã thi công rồi mà họ chưa hoàn tất thủ tục thì mau chóng tháo gỡ cho họ, để tiền mới vào các công trình", Phó thủ t༒ướng nói.
Tại cuộc họp, một số ý kiến đề nghị cho phép kéo dài kế hoạch vốn đầu tư công năm 20🐼21 sang năm 2022; giảm bớt số lần thực hiện thủ tục đầu tư, nhất là ở các bước lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công... "Với phần khối lượng còn lại của dự án, vốn ngân sách cấp tới đâu thì đấu thầu, ký hợp đồng tới đó", ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị.
Trước đề xuất này, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói việc chuyển nguồn vốn đầu tư công năm 2021 sang 2022 phải theo Luật Đầu tư công, Luật Ng🧸ân sách nhà nước. Trường hợp bất khả kháng, Chính phủ phải báo cáo thường vụ Quốc hội để xem xét quyết định.
Nhắc lại yêu cầu phấn đấu giải ngân ở mức cao nhất, Phó thủ tướng lưu ý khâu nghiệm thu khối lượng hoàn thành của các công trình cần đẩy nhanh hơn, tránh tình trạn💞g dồn vào ngày cuối cùng của năm mới hoàn thiện𝓀 hồ sơ.
"Quyết tâm để hoàn thành cao nhất kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công nhưng phảಌi bảo đảm chất lượng, để sớm khánh thành, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư", Phó thủ tướng Lê Văn Thành chốt lại.
Anh Minh