Ngày 20/11, Phó Thủ tướn🧜g Lê Thành Long tham dự Đại hội Internet thế giới (World Internet ꧂Conference - WIC) tại Chiết Giang, Trung Quốc. Trong năm thứ 10 được tổ chức, sự kiện tập trung vào các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Là một trong nh♓ững khách mời phát biểu tại lễ khai mạc, ông Long đánh giá các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số.
Nhấn mạnh "chuyển đổi số phải lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển bền vững", ông cho rằng cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, gắn với xây dựng một cộng đồng Internet an toàn, trách 🎃nhiệm và c🐎ùng phát triển.
Tại sự kiện, Phó Thủ tướng đề xuất hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo không gian mạng an toàn và bền vững với quan điểm: Phát triển đi đôi với an toàn; bảo đảm tính bao trùm trong quá trình phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau; tuân thủ quy tắc ứng xử quốc tế trên không gian mạng, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa phương trong💦🔴 giải quyết vấn đề an ninh mạng toàn cầu.
Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, ông cho rằng cần hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển AI, hình thành công cụ sản xuất mới, kết hợp sức mạnh của con người và trí tuệ nhân tạཧo. Đồng♚ thời, thúc đẩy xây dựng các bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung về phát triển AI, bảo đảm luôn nằm trong tầm kiểm soát, phục vụ con người và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
The✅o ông, các quốc gia cần chủ động tham gia xây dựng khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế mới về công nghệ; triển khai các sáng kiến quốc tế, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hẹp khoảng cách số giữa các nước; thiết lập khuôn khổ pháp lý chung về dữ liệu, bảo đảm sự lưu thông, trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia, đồng thời bả🌃o vệ quyền riêng tư của cá nhân, an ninh dữ liệu ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
"Với sự hợp tác và nỗ l♋ực chung của các quốc gia, nhất định chúng ta sẽ xây dựng được một tương lai số hòa bình, an toàn, thịnh vượng cho toàn nhân loại", Phó Thủ tướng bày tỏ.
Phát triển AI an toàn là ⛎vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, trong bối cảnh công nghệ này phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn các nguy cơ về vi phạm quyền riêng tư, thông tin sai sự thật, lừa đảo, phân biệt đối xử, mất việc làm. Hồi💝 tháng 3, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo, trong đó đặt mục tiêu thúc đẩy hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy để mang lại lợi ích và phát triển bền vững cho cộng đồng.
Theo thống kê của Legalnodes, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới cũng đã có luật hoặc dự thảo liên quan đến quản lý AI. Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên tại châu Á đưa ra quy định về AI, trong đó có thuật toán, chuẩn mực đạo đức♊. Tại Liên minh châu Âu, Đạo luật AI đặt mục tiêu công nghệ này được triển khai an toàn, minh bạch, có thể truy xuất, không phân biệt đối xử và thân thiện với môi trường, đồng thời được con người giám sát, thay vì tự động hóa để ngăn ngừa các nguy cơ.
ꦆTại Việt Nam, hồi tháng 6, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa ra 9 nguyên tắc nghiên cứu phát triển hệ thống AI có trách nhiệm, thúc đẩy nghiên cứu v🔯à phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo an toàn, có trách nhiệm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và kiểm soát rủi ro.
Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số
Chia sẻ với đại diện các nước, các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế tại WIC 2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết Vi𝕴ệt Nam đã xꦛây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với ba trụ cột là phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả tích cực.
Chỉ số Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2024 xếp hạng 71/193 quốc gia, tă🉐ng 15 bậc so với 2022; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 xếp hạng 44/133, tăng 2 bậc so với năm 2023. Thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều dịch vụ thiết yếu được triển khai trên môi trường số. Vào tháng 10, Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động 5G.
Theo Phó Thủ tướng, bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt ๊Nam xác định nhiều nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế đặc thù cho chuyển đổi số, nhất là trong đầu tư, đấu thầu, quỹ đầu tư, phát triể🐻n dữ liệu, xây dựng chính sách ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Ông cũng nhắc lại mục tiêu của Việt Nam trong việc tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh số hóa các ngành công nghiệp, gắn kết giữa phát triểnไ kinh tế số với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sớm hình thành, phát triển các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số. Về phát triển nguồn nhân𒁃 lực chất lượng cao, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50.000 kỹ sư bán dẫn.
Hạ tầng số quốc gia cũng sẽ được đẩy mạnh, trong đó có việc xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia quy mô lớn, trung tâm ứng phó sự cố và an ninh, an toàn quốc gia; phát triển và cung cấp các dịch vụ internet vệ tinh; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới cá nhân hóa; cắt giả🍰m, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Một nhiệm vụ khác là thúc đẩy sự phát triển các nền tảng số phục vụ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng văn hóa số lành mạnh gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc; tăng cường an toàn thông tin, an ninh mạng; thúc đẩy phát triển sản phẩm "Make in Viet Nam", bảo đảm độc lập, chủ quyền, sự thịnh vượng quốc gia, tạo lập niềm tin ♕trên không gian mạng.
Lưu Quý (Theo Baochinhphu)