Giữa năm 2021, Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy dự án đầu tư của Thủ tướng được lập, do nguyên Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng. Với quyết định kiện toàn nhân sự vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký hôm nay, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thay ô꧂ng Phạm Bình Minh (đã nghỉ hưu) làm tổ trưởng tổ này.
Sau kiện toàn, tổ này vẫn giữ nhi♛ệm vụ rà soát,🐟 tổng hợp khó khăn các dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương và tham mưu Thủ tướng giải pháp xử lý, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư.
Ngoài tham mưu chính sách cho Thủ tướng, Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp cận, đàm phán với các tập đoàn lớn, có công nghệ cao nhằm vận động, xúc tiến đầu tư vào🦩 các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, có sự lan toả lớn. Việc này nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư có giá trị gia tăng cao, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu, mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Các dự án thuộc phạm vi rà soát, đôn đốc của tổ công tác đặc biệt, gồm dꦇự ánಌ đầu tư công (gồm dự án ODA, ưu đãi vốn vay nước ngoài), dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm nay kế hoạch vốn ngân sách Quốc hội giao hơn 711.700 tỷ đồng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm nay phải giảiꦗ ngân ít nhất 95% tổng vốn được giao, tức hơn 676.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Giữa tháng 3, Chính phủ đã lập 5 tổ công tác tại các bộ, cơ quan trung ương và đꦛịa phương để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm nay.
Về đầu tư nước ngoài, số liệu của cơ quan ngành kế hoạ♎ch cho thấy, ꧅hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Giang là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng ♔vốn đầu tư đăng ký hơn 824 triệu USD. Còn xét về số lượng, TP HCM dẫn đầu cả nước cả về lượng dự án mới, đạt 39,5%; dự án mua cổ phần vốn góp trên 69%.