Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V, sáng 4/8, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện mục tiêu phát thải ròn🃏g bằng 0 tại COP26 đã được thành lập với các bộ trưởng là thành viên.
Trong quy hoạch này, điện than, hóa thạch đã được giảm khoảng 20.000 MW, cắt 12 nhà máy điện hóa thạc💖h, tăng tỷ lệ điện từ gió, mặt trời. "Tổ chức quy🤡 hoạch điện VIII theo đúng mục tiêu, đến 2050 sẽ có năng lượng vừa đủ để phát triển nhưng cũng góp phần tích cực vào giảm khí thải", Phó thủ tướng nói và cho biết đây là hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ về lĩnh vực môi trường.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), cho rằng để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP 26, Việt Nam cần khoản tài chính 330-370 tỷ USD.
"Con số này đòi hỏi cả nguồn tài chính công và tư (trong nước lẫn quốc tế). Trong đó, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và đặc biệt là tài trợ từ khu vực tư nhân trong nước đóng vai trò thiết yếu để hỗ trợ đạt được mục tiêu này", bà Caitlin Wiesen nói và cho rằng cần xây dựng các chương 🃏trình tài chính mới để thu hút, tạo ra nguồn tài chính xanh như thị trường carbon, trái phiếu xanh.
Ngoài ra, Chương trình phát triển Liên hợp quốc cũng đưa ra ba khuyến nghị để Việt Nam đạt được mục tiêu về khí hậu trên. Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng riêng một đạo luật khí hậu để tạo điều kiện cho những sáng kiến đột phá, t♛ránh chồng chéo.
"Các nước trên thế giới đã xây dựng c♋ác luậtꦉ dài hạn về biến đổi khí hậu, các luật này có thể coi là cách thực hành tốt và thúc đẩy cách tiếp cận toàn xã hội để đạt được tham vọng mới về khí hậu".
Thứ hai, Việt Nam cần nhanh൲ chóng phê duyệt quy hoạch điện VIII để thu hút 💖đầu tư xanh. Trong đó, cần có tham vọng lớn hơn về năng lượng tái tạo và ít phụ thuộc vào điện than sẽ là một khởi đầu đầy hứa hẹn. Việc thúc đẩy quy hoạch không gian biển cũng rất quan trọng để mở ra tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo biển theo cách bền vững.
Khuyến nghị cuối cùng là Việt Nam cần sớm ban hành kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn. Theo đó, kế hoạch quốc gia cần có khung ch🧸ính sách và cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có tính hệ thống và gắn kết hơn để hỗ trợ phát triển kinh tế ít phát💛 thải carbon hơn và chống chịu với khí hậu.