"Make in Viet Nam" là cụm từ được nhắc đến đầu tiên, nhiều lần trong phát biểu mở màn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Phiên Diễn đàn phát triển Doanh nghiệp công nghệ Việt sáng 23/12. Sự kiện về doanh nghiệp công nghệ lớn nhất trong năm quy tụ hơn 1.000 đại diện lãnh đạo C꧅hính phủ, các bộ ngành, tổ chức quốc tế, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là dịp nhìn lại một năm Chỉ thị 01/CT-TTg về Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi vào thực hiện, lắng nghe các thành tựu và giấc mơ lớn mà nhiều doanh nghiệp Việt chia sẻ tại diễn đàn.
Năm kỷ lục của doanh nghiệp công nghệ Việt
Sau một năm thực hiện chiến🍌 lược Ma🅷ke in Viet Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đã có hơn 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, trong tổng cộng hơn 58.000 đơn vị.
"Đây là một con số kỷ lục khi lúc đầu, Việt Nam chỉ n🌠ghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có ♈thể đạt được vào năm 2025", ông nhấn mạnh.
Thành tựu trong một năm thực hiện "Make in Viet Nam" nổi bật ở cuộc chiến chống Covid-19 suốt gần một năm qua. Bộ trưởng dẫn chứng những nền tảng công nghệ ra đời từ bối cảnh dịch bệnhไ như Ncovi, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bện🦹h từ xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ...
"Có lẽ Việt Nam là top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời Covid-19. Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Viet Nam thì chúng ta đã không làm được như vậy", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bước tiến quan trọng khác là Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ hạ tầng 5G, sản xuất thiết bị 5G. Theo ông đây là kết quả của sự lao động sáng tạo và quyết tâm bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
"Chiến lược của Việt Nam trong tương lai là xây dựng một Việt Nam số, là chuyển đổi Việt Nam từ th♕ế giới thực vào thế giới ảo. Đây là chặng đường dài nhiều chục năm. Vì thế, Make in Viet Nam cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạn. Lời giải vấn đề là công nghệ mở", ông nói.
Doanh nghiệp kể câu chuyện Make in Vietnam
Chặng đường vượt khó đến thành công, những trăn trở, hoài bão về giấc mơ công nghệ Việt được đại diện các doanh nghiệ𓂃p công nghệ số mang tới diễn đàn.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT chia sẻ꧅ câu chuyện 20 năm dẫn dắt FPT, từ một doanh nghiệp công nghệ quy mô nhỏ trở nên lớn mạnh trong thị trường Việt Nam và cả Nhật Bản, Mỹ. Một trong những thành tựu chuyển đổi số nổi bật của tập đoàn mới đây là ứng dụng AI trong robot tự động hoá, cụ thể là sản phẩm akaBot, giúp doanh nghiệp tự động hoá quy trình.
"Chúng tôi ban đầu xây dựng 135 con akaBot để xử lý 135 tác vụ. 50 doanꦬh nghiệp thế giới đã đặt mua akabot của FPT. Sản phẩm này đang nằm trong top 6 hay nhất thế giới, với 11 triệu người đang tương tác với AI do FPT phá🌄t triển", ông Bình nói.
Đư🎉a AI ứng dụng vào ngành y tế, DrAid của VinBrain lại giải quyết bài toán quá tải trong khám, chữa bệnh trong các bệnh viện, hướng tới tương lai không phim cứng, bệnh án giấy, tạo ra môi trường làm việc nhanh chóng, liên kết giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Đội ngũ phát triển của Dr Aid gồm 95% tiến sĩ🦩, thạc sĩ cả trong và ngoài nước, gồm nhiều nhân tài từ Microsoft, Google, Amazon, Adobe, cùng hơn 50 bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam. Đây là sản phẩm AI trong lĩnh vực y tế đầu tiên mang trí tuệ của người Việt và đạt chuẩn quốc ✤tế.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, TPBank ông N🎀guyễn Hưng - CEO TPBank chia sẻ về kinh nghiệm thiết lập nền tài chính số Make in Viet Nam, xây dựng một ngân hàng t🧔ương lai. Ở đó, ngân hàng phải xây dựng hệ sinh thái, kết nối với các ngân hàng khác, fintech, doanh nghiệp, nhà bán hàng, nền tảng thương mại điện tử... trở thành ngân hàng mở.
Để làm điều này, TPBank tiên phong đưa 70 robot hoạt động ở từng quy trình khác nhau, mỗi robot thay thế ít nhất một nhân sự hoặc có thể thay thế vài nhân sự toàn thời gian, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ.
Ngân hàng này có hệ thống Livebank giao dịch tự động 24/7 từ năm 2017, hiện có 330 điểm giao dịch toàn quốc. 3 Livebank có thể tương đương một chi nhánh, mang lại trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng như mở tài khoản, phát🐭 hành thẻ, lấy pin... lấy ngay, đảm đương 80% giao dịch truyền thống.
Sản phẩm Việt trong cuộc đua trên sân nhà
Câu chuyện cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp Việt được bà Nguyễn 🌳Hoàng Phương, Tổng giám đốc Be Group chia sẻ. Đại diện ứng dụng gọi xe Việt cho rằng khối nội phải nỗ lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp quốc tế đang thâu tóm lẫn nhau, sáp nhập dẫn đến tình trạng độc quyền.
"Các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài mang đến những giá trị trước mắt", bà Phương nhận định. "Nếu doanh nghiệp trong nước không đứng lên, làm chủ những mảng kinh doanh cốt lõi sẽ thua ngay trên sân nhà. Người Vi💖ệt Nam cần làm chủ công nghệ, hệ sinh thái số thuần Việt để cạnh tranh và vươn ra thế giới".
Đại diện doanh nghiệp gọi xe Việt đề xuất cần có những chính sách tốt hơn cho doanh nghiệp thuần Việt song song với quy định chung. "Các startup là những mầm cây, khi bước ra khởi vườn ươm, chúng tôi mong muốn nhận nhiều hơn nữa sự hỗ trꦕợ từ Chính phủ và khách hàng", bà Phương nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Kim Hùng - Founder & CEO của Base.vn, nền tảng quản trị doanh nghiệ🔜p cho rằng, các công ty Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ không những trong nước mà còn trên thế giới.
Theo ông, Make In Viet Nam là phải tìm ra cách để phát triển sản phẩm tốt với mức giá cạnh tranh, nếu không đảm bảo chất lượng sẽ công thể cạnh tranh một ﷺcách lâu dài.
Vinh danh cộng đồng doanh nghiệp số
Diễn đàn năm nay cũng là lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải thưởng sản p🍸hẩm số Make in Viet Nam. Giải thưởng gồm 5 hạng mục: Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp số xuất sắc, Nền tảng số xuất sắcꦆ, Thu hẹp khoảng cách số, và Sản phẩm số tiềm năng.
50 sản phẩm vào Top 10 ở mỗi hạng mục đều là những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc l🐼àm chủ về công nghệ, thiết kế, chế tạo. Trong đó, 14 sản phẩm được vinh danh đều mang đến các giải pháp tiêu biểu, giúp ích cho cộng đồng, thể hiện chất xám, và trình độ công nghệ của Việt Nam và có sức cạnh tranh với thế giới.
Phát biểu bế mạc phiên buổi sáng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phần lớn các sản phẩm được vinh danh đều hướng đến các nhu cầu thiết yếu của con người như 🥂sức kho𝓡ẻ, học tập, giao thông, vui chơi, nếu làm tốt sẽ góp phần giúp đất nước phát triển bền vững.
Ông nhấn mạnh Việt Nam có thể tự tin dùng các g﷽iải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong. Ngành công nghệ là một trong những lĩnh vực được đầu tư để Việt Nam tạo ra sự phát triển bứt phá, hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước ph🎐át triển, thu nhập cao.
Sự tự tin về lòn🍨g yêu nước sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn, khơi dậy sự sáng tạo và sức mạnh toàn dân để vượt qua những thách thức tưởng chừng như không thể vượt qua. "Dù không hài lòng, chúng ta vẫn thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong hơn 20 qua", Phó thủ tướng nhấn mạnh. Năm nay, xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đứng thứ 49 trên thế giới.
Ngành công nghệ là một trong những lĩnh vực được đầu tư để Việt Nam tạo ra sự phát triển bứt phá, hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao nhân dịp 100 năm thành lập nướꦛc, Phó thủ tướng khẳng định.
Xem diễn biến chính