"Việc gia tăng chủ nghĩa dân tộc, chính trị cường quyền, cạnh tranh chiến lược khiến các quốc gia lớn và nhỏ đều phải thích nghi với việc này", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hôm nay nêu rõ quan ngại của Việt Nam với tình hình ở châu Á. Lãnh đạo Việt Nam trao đổi trong phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á, trong khuôn🅺 khổ Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN tại Hà Nội🦩 (WEF ASEAN 2018).
Mối quan ngại thứ hai, theo Phó thủ tướng, là thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống vẫn hiện 𒈔hữu, bao gồm tranh chấp trên biển, biến đổi khí hậu và an ninh mạng.
Thứ ba, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay có các cơ hội. Trong bối cảnh địa chính trị, kinh tế ở khu vực thay đổi, nếu các nước không tận dụng được൩ các cơ hội đó thì nó sẽ qua đi, khiến khoảng cách phát triển giữa các nước gia tăng.
Về phía Nhật Bản, Ngoại trưởng Taro Kono nêu bật mối quan tâm về tự do hàng hải, cho hay nước này nhập khẩu nhiều từ Trung Đông, thông qua Thái Bình Dương. Nền kinh 𒁏tế Nhật liên quan nhiều đến giao thông thông thoáng trên biển nên Tokyo nỗ lực xây dựng trật tự trên biển dựa trên quy tắc. Ông khuyến cáo để khu vực Thái Bình Dương mở và tự do, cần có sự chung tay của tất cả các nước.
Ông Kono cũng 𝔉lên án các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở châu Á, cho rằng cộng đồng quốc tế cần phản đối điều này.
"Chúng ta cần thiết lập trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", ông Kono nói. Ngoại trưởng Nhật lưu ý đến cả vấn đề luật lệ trong thương mại, cho rằng các nước đã có các cơ chế đ🍃a phương như WTO, IMF nên cần bảo vệ và tuân thủ nhằm góp phần p𓂃hát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Ông Kono cho biết thêm biến đổi khí hậu 🥂cũng là vấn đề thu hút quan tâm lớn của Nhật Bản, khi mực nước biển dâng cao, số lượng những cơn mưa lớn kỷ lục xuất hiện nhiều hơn. Vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ liên quan đến môi trường mà🅰 còn về vấn đề quản lý nguồn nước, an ninh lương thực.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đánh giá chủ nghĩa bảo hộ và chủ ng꧅hĩa dân tộc trên thế giới đang tạo nên mối lo ngại với thương mại nói chung. Trong k𒁏hi đó, Hàn Quốc là nước phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế với các đối tác. Để đối phó với thay đổi, Seoul đang thúc đẩy chính sách Hướng Nam mới, tập trung vào với các quốc gia ở phía nam, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam.
Trước câu hỏi về các sáng kiến của các nước ở khuꦉ vực gồm Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ, Vành đai - Con đường của Trung Quốc, Ngoại trưởng Hàn Quốc cho rằng các sáng kiến cần bảo đảm các yếu tố mở, bao trùm, minh bạch, tuân thủ luật pháp quốc t🌱ế.
"Tất cả các sáng kiến nên tập trung vào đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN", bà Kang nói. Bà choꦺ biết Hàn Quốc coi đây 🐎là một yếu tố căn bản, chi phối chính sách của Seoul trong hợp tác với ASEAN.
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh lưu ý nhiều nước khá𓄧c cũng có sáng kiến liên quan đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như Nhật Bản, Ấn Độ, Indoneisa. Việt Nam hoan nghênh tất cả các sáng🍨 kiến này nếu tuân theo luật quốc tế và góp phần duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Đề cập tới cạnh tranh quyền lực của Mỹ và Trung Quốc ở khu vực, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang cảnh báo quan hệ giữa hai nước hiện rất căng thẳng, xét về khía cạnh thương mại, nhưng hai nước này vẫn có các𒁏 tính toán chiến lược trên phạm vi toàn cầu.
"Chúng ta cần hiểu bối cảnh để nhận biết sự khác biệ🌼t và những điểm trùng mang tính chiến lược của họ", bà nói, nhắc đến ví dụ điển hình là Triều Tiên, cho thấy Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích trong xử lý vấn đề trên bán đảo. Bên cạnh đó, Mỹ và Trung Quốc cũng là hai thành viên quan trọng trong 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về an ninh trên toàn cầu.
Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đánh giá ở khu vực châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực tạo dựng vai trò chi phối, trong ܫđó có hoạt động quân sự hoá trên Biển Đông.
"Trung Quốc nói hành động của mình nhân danh hoà bình và🎃 hài hoà, nhưng thực tế là các nước nhỏ hơn khó có tiếng nói phản đối Bắc Kinh", bà Kuok nói. Từ đó, bà đề xuất các nước cần tăng cường kết nối với nhau để bảo vệ các tài sản chiến lược. ASEAN cầ꧃n đưa ra chiến lược dài hạn để đối phó.
Về triển vọng địa chính trị của khu vực, Ngoại trưởng Hàn Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản và lãnh đạo Việt Nam đều tỏ ra lạc quan vào tương lai. Phó thủ tướng Việt Nam cho biết các bà🎐i học trong quá khứ cho thấy các nước đều vượt qua những chuyển dịch ở khu vực và điều đó là khả quan nếu các nước tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ.
Ngoại trưởng Hàn Quốc hy vọng tiến trình đàm phán về phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên đóng góp vào phát triển của khu vực. Bà cũng lưu ý nếu các nước pꦿhát triển cuộc cách mạng 4.0 không đúng hướng, không có cơ sở pháp lý, không mang lại lợi ích cho xã hội thì sẽ là lãng phí, làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển trong xã hội.
Nhắc đến Hiệp đị𝄹nh xuyên Thái Bình Dương (TPP), Ngoại trưởng Nhật tin rằng đây vẫn có thể là lựa chọn tốt nhất cho Mỹ. Hiện có một số nước muốn tham gia CPTPP (tên gọi mới của TPP sau khi Mỹ rút) như Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia. Ông Kono hy vọng chính quyền Tổng thống Mỹ Trump hay chính quyền khác sau đó vẫn quan tâm và trở lại TPP.
Phó thủ tướng Việt Nam đồng tình với Ngoại trưởng Nhật về tầm quan trọng của TPP, cho biết Việt Nam tin vào hệ thống thương mại đa ⭕phương và đã tham g𝓀ia vào một số hiệp định thương mại đa phương. TPP là tiêu chuẩn cao nhất Việt Nam từng tham gia và Việt Nam cũng hoan nghênh việc Mỹ trở lại hiệp định này.
"Tôi cho rằng sự lạc quan cần gắn với hiện thực. Các nước cần lập lại trật tự ở k🍰hu vực và nỗ lực vì điều đó, đồng thời kêu gọi tuân thủ luật lệ, chẳng hạn như phán quyết về Biển Đông của Toà trọng tài quốc tế, nó không chỉ ảnh hưởng đến Philippines", bà Kuok nói.