-
8h50
Chủ tịch Quốc hội: Phải trả lời thỏa đáng vấn đề người dân về quê
Sau phần giải trình của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các th🌊ành viên Chính 🐭phủ khác làm rõ câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm quản lý nước trước việc người dân đi về tự phát ba đợt với số lượng rất đông như vậy. "Tới đây chúng ta có cam kết không để tái diễn lại tình trạng đó hay không", Chủ tịch Quốc hội nói và nêu rõ việc giải quyết thiếu hụt lao động ở nơi lao động rời đi và sinh kế nơi đến cũng là những việc cần phải làm.
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn của Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tục đề cập đến nội dung trên.
Ông nói đại dịch Covid-19, nhất là đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đã tác động nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế, việc làmꩵ đời sống người dân, doanh nghiệp. "Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó có phần trách nhiệm quản lý nhà nước khi hơꦿn 1,3 triệu người dân đã nhiều đợt rời bỏ TP HCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về quê. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các thành viên Chính phủ cần phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân", ông nói.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị có giải pháp tổng thể để phục hồi, phát triển thị trường lao động tr💜ong cả nước, chú trọng giải quyết thiếu hụt lao động tại vùng kinh tế trọng điểm, giải q🐓uyết việc làm sinh kế cho người dân các tỉnh, thành khác trên cả nước.
Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, đảm bảo mọi người được tiếp cận thuận lợi nhất, nhanh nhất, tăng cường xử lý hành vi tiêu cực, trục lợi chính sách; nghiên cứu gói hỗ trợ thiết thực,♛ khả thi đặt trong tổng thể chương trình phục hồi kinh tế - xã hội trong và sau Covid-19, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trước đó, tại phiên chất vấn chiều qua (10/11), đại biểu Trần Đình Gia nêu câu hỏi: Làn sóng ngườ♚i lao động từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai về quê tránh dịch được rất nhiều đại biểu quan tâm và Bộ trưởng cũng mất nhiều thời gian trả lời. Hình ảnh một bà mẹ 50 tuổi cùng 3 con đạp xe từ Đồng Nai về quê hay là một cô gái sinh con được 10 ngày cũng ôm con về quê, thực sự đặt ra cho cử tri và nhân dân cả nước nhiều tâm tư. Cử tri cũng hỏi rằng trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở đâu, có sự lúng túng, bị động và không nhận định được🔯 tình hình thực tế như thế nào; thực trạng này không phải là một lần mà nhiều lần, đặc biệt là trước và sau khi TP HCM giãn cách, nhưng phản ứng của các cơ quan nhà nước quá chậm. Xin hỏi trách nhiệm của Bộ ở đâu?
table widget -
8h50
Lương sẽ là giá cả của sức lao động
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) nên thực trạng, người sử dụng lao động nhiều nơi chỉ áp dụng mức lương bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với tiền lương tối thiểu vùng, khiến lao động không đủ trang trải nhu cầu tối♍ thiểu cuộc sống. "Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào và giải pháp 💛gì để tháo gỡ?", ông chất vấn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời, theo tinh thần nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, lẽ ra thực hiện từ 1/7/2021, nhưng do tình hình dịch bệnh, Bộ đã báo cáo Chính phủ cho phép lùi cải cách ở khu vực doanh nghiệp chậm lại.
Hiện các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vự♒c doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, 𒅌làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước.
"Vấn đề lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động. Khi lương là giá cả sức lao động thì chúng ta phải trả lương theo nguyê𝓰n tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước", ông Dung nói.
Theo ông, lương tối thiểu vùng sẽ do🌜 doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động quyết định. Nhà nước không quy định thang bảng lương nữa.
Người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về mức lương, thu nhập dựa trên ba căn cứ là sự phát triển của doanh nghiệp; thu nhập phúc lợi của người lao động; mức lương tối thiểu vùng (mức sàn tối thiểu Nhà nước đặt ra bắt buộc các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chi trả không được thấp hơn). Mức lương dựa trên tốc đ✱ộ tăng năng suất lao động, chỉ số giá cả, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Đây là bài toán hài hòa lợi ích.
"Chúng tôi sẽ tập trung làm tốt vai trò điều phối ba bên trong ủy ban quan h꧒ệ lao động gồm cơ quan quản lý nhà nước về lao động, đại diện của giới chủ VCCI, đại diện cho người lao động là Tổng liên đoàn lao động VN", ông Dung nói.
-
8h45
Sẽ có gói hỗ trợ lao động quay lại thành phố làm việc
Tham gia giải trình trước Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dành toàn bộ thời lượng để nói về vấn đề người lao động từ một số địa bàn🍬, chủ yếu từ khu vực Đông Nam Bộ di chuyển về các tỉnh, thành. "Bây giờ cần làm sao để người lao động quay lại, để vừa phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo quyền lợi", ông nói.
Theo ông Đam, qua đợt dịch này bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó có những việc đã đề cập từ trước đây như nhà ở công nhân, công trình phúc lợi, đổi mới đào tạo nghề... Tới đây Chính phủ sẽ bàn và báo cáo 🐲cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề này.
Vấn đề trước mắt màღ người dân và các địa phương quan tâm nhất là việc người lao động di chuyển về quê, bây giờ làm sao để quay lại.
Ông phân tích, cần nhìn kỹ lại số 1,3 triệu người di chuyển về quê gồm nhữ൲ng diện nào. Thứ nhất, nhóm lao động có hợp đồng chính quy tương đối ổn định và dài hạn, làm việc ở các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp khu chế xuất. Về cơ bản số này vẫn được cá𒀰c doanh nghiệp trả một phần lương nên sẽ quay lại; số chưa quay lại là do họ muốn dịch chuyển lao động.
Thứ hai là người làm ở xí nghiệp nhỏ, công trường, không có thời hạn và thời vụ, không có cam kết dài hạn nên không biết khi nào quay lại. Thứ ba là nhóm lao động tự do, ở miền Nam, đặc biệt ở ꦗTP HCM rất lớn. Thứ tư là những người đi theo lao động để làm các công việc như trông con, trông cháu.
Theo ông Đam, hiện có những vấn đề lớn cần giải quyết, trước hết là phải kiểm soát dịch cho tốt vì tâm lý người lao động sợ nhất khi quay lại thành phố mà dịch bùng phát lại sẽ phong tỏa như cũ, rồi ốm đau, mất mát, đói khổ... Đồng thời, phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và ﷺtiểu học vì đa phần ♎công nhân có con nhỏ ở cấp mẫu giáo và phổ thông.
Về lâu dài, các doanh nghiệp cần có cam kết hoặc chính quyền địa phươ꧙ng hỗ trợ, để nếu dịch bùng phát thì sẽ trả một phần lương cho người lao động. Những việc này các địa phương đang từng bước giải quyết.
Trung ương cũng cần rà soát lại quy định chống dịch, đảm bảo♓ an toàn và linh hoạt, nhất là xét nghiệm, xử trí F1, F0 trong doanh nghiệp.
Phó thủ tướng nói, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia cũng có ✅tình trạng thiếu hụt lao động như Việt Nam, có nước còn phải tính mở cửa cho lao động nước ngoài vào.
Các nước đều có gói hỗ trợ đặc biệt để người lao động quay lại làm việc. Vì vậy, ông đã đề nghị Bộ Lao động Thương binh và💖 Xã hội xem xét cùng các địa phương có gói hỗ trợ người lao động quay lại thành phố làm việc, nhất là ༒lao động nghèo.
"Thực tế chống dịch thời gian qua cho thấy có khu tập trung công nhân quá đông. Khu nào ký túc xá mới xây thì chống dịch thuận lợi. Nhưng khu nào công nhân ở nhà trọ thì vô cùng phức tạp. Người dân lúc bình thường đã khổ, lúc dịch vô cùng khổ. Mỗi c♈ăn phòng trọ trên dưới 10 m2, thường thuê chung, thậm chí có người không phải vợ chồng vẫn thuê chung, còn đa số là vợ chồng và con ở trong đó", ông Đam nêu dẫn chứng.
Vì vậy, tới đây "chúng ta phải có chương trình🌠 xây dựng nhà ở, từng bước cơ cấu lại sản xuất và lao động, chấp nhận từ bỏ dần lao động giá rẻ, đi vào chỗ có giá trị gia tăng cao hơn".
table widget -
8h30
Hỗ trợ đào tạo người có nguy cơ thất nghiệp cao
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh꧃ về "các chính sách trung tâm và chương trình chuẩn bị lực lượng lao động, chuyển hướng đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", ông Dung cho biết, ch♔uyển đổi số thời gian tới có thể mất đi một số việc làm nhưng sẽ mở ra cơ hội mới. Vì vậy, Bộ định hướng 5 giải pháp.
Thứ nhất là nâng cao chấ🐬t lượng dự báo nhu๊ cầu nhân lực làm cơ sở điều tiết và đào tạo.
Thứ 2 là bổ sung quan sát đánh giá cụ thể về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể; thu hút ng🌳uồn lực để đào tạo và đào tạo lại, ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnâng cao tay nghề cho người lao động.
Thứ 3 là rà soát các cơ chế, chính 🌳sách trong phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là chính sách thúc đẩy liên kết nhà nước, doanh n𒊎ghiệp và nhà trường.
Thứ 4 là nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, ngoại ngữ...🐼 thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển ch👍ương trình, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá.
Thứ 5 là có🅠 chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu, trong đó mở rộng đối tượng hỗ trợ gồm người lao động thất nghiệp, nguy cơ thất nghiệp cao từ kinh phí, quỹ hợp pháp, vốn sự nghiệp cho phép.
Trả lời đại biểu Lưu Văn Đức về ꦺgiải pháp để tăng cường vốn vay, giải quyết việc làm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid, ông Dung cho biết Bộ sẽ nghiên cứu, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận vốn vay; đề nghị chương trình phục hồi của ngành lao động tăng vốn vay thông qua ngân hàng chính sách xã hội. "Tôi nghĩ, các hỗ trợ có thể nghiên cứu trong quyết định của Thủ tướng về hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sinh hoạt và nước sinh hoạt; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, có hỗ trợ, phân bổ thêm nguồn lực 🤡cho những đối tượng này", ông Dung nói.
-
8h25
Thành phố lớn nên tập trung ngành dịch vụ, tài chính
Về 🥂thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói đây là chủ trương lớn nhưng liên quan đến nhiều vấn đề như quy hoạch, hạ tầng, đất đai, giải phóng mặt bằng, nhân lực, thủ tục hành chính, định hướng thu hút và xúc tiến đầu tư.
Kết quả thực hiện chủ trương trên còn hạn chế. Đầ𝔍u tư vào lĩnh vực nông ngh🅠iệp cần tích tụ đất đai nhưng còn nhiều bất cập, rủi ro cao, lợi nhuận thấp, chính sách chưa thực sự phù hợp.
Đơn cử như chính sách để nhà đầu tư tham gia hỗ trợ hạ tầng, nhưng sau đó đã giao lại cho các địa phương. Các tỉnh💖, thành do điều kiện khác nhau chưa bố trí được nguồn lực cho dự án. Giai đoạn 2021-2025, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chỉ 24 địa phương hỗ trợ hạ tầng cho nông nghiệp, với tổng đầu tư 300 tỷ đồng. "Đây là con số rất nhỏ", Bộ trưởng nói.
Chính phủ cũng đang chỉ đạo điều chỉnh lại Nghị định 57 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệ💛p, nông thôn theo hướng mở rộng đối tượng, mở rộng nguồn đầu tư. Về định hướng, theo Bộ trưởng Dũng, đối với thành phố lớn "có lẽ không nên tiếp cận dự án có hạ tầng công nghệ thấp mà tập trung vào dịch vụ, tài chính có hàm lượng công nghệ cao hơn". Việc triển khai cá🦄c vấn đề này cần sự hỗ trợ của Trung ương và nỗ lực của địa phương.
-
8h20
'Lao động chưa nhận hỗ trợ sẽ sớm được tiếp cận chính sách'
Đại biểu Phạm Văn Hòa phản ánh tình trạng nhiều lao động tự do, lao động không đăng ký tạm trú phản ánh chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ, nhiều người trong khu phong tỏa, cách ly, nhà trọ, ngõ hẻm chật hẹp than vãn bị thiếu đói, nhất là ở𝓀 các đô thị lớn... Bộ trưởng Dung thừa nhận quá trình triển khai, do điều kiện giãn cách, số lượng phục vụ cùng lúc lớn, yêu cầu gấp gáp nên thực hiện còn có khiếm khuyết.
"Tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi sẽ chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát♊ để những người chưa nhận hoặc chậm nhận, sớm được tiếp ꧋cận chính sách", ông Dung khẳng định.
-
8h15
'Mô hình ba tại chỗ chỉ đúng với doanh nghiệp vừa và nhỏ'
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Văn Hòa về vấn đề áp dụng mô hình "ba tại chỗ", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời, trước Việt Nam thì Singapore và Indonesia từng áp dụng.
Bắc Ninh, Bắc Giang là các địa phương đầu tiên áp dụng mô hình này, sau đó đến một số địa phương khác. Trung ương không áp đặt mô hình nào với các địa phương mà chỉ đưa ra nguyên tắc "an toàn thì mới sản xuất, sản xuất phải ꦛan toàn". Nghĩa là việc này do địa phương, doanh nghiệp xem xét quyết định dựa trên thực tế, lựa chọn mô hình phù hợp.
"Tôi rất đồng cảm là quả thực mô hình ba tại chỗ chỉ đúng v🥃ới do🌸anh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong thời gian ngắn. Bởi chi phí mô hình này quá lớn", ông Dung nói.
-
8h10
Sẽ có 80 trường nghề chất lượng cao
Trả lời đại biểu Vũ Tiến Lộc về giải pháp tạo đột phá để đào tạo nghề ngang bằng với các nước ASEAN, ông Dung cho biết, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, 55 triệu người, nhưng cùng lúc phải giải quyết 2 bài toán. Thứ nhất là chăm lo, nâng cao chất lượng mặt bằng của lực lượng lao động nói chung, nhất là trong điều kiện 65% lực lượng lao động đã qua đào tạo nhưng chỉ 24,5% có chứng chỉ bằng cấp, so với mặt bằng chung của các nước ASEAN 💞thì tương đối thấp.
Thứ hai, tác động của cách🉐 mạng công nghiệp lần thứ 4 thay đổi bản chất của công việc. Dự báo của Tổ chức lao động quốc tế, trong 5 năm tới c𓆉ó 1/3 công việc sẽ thay đổi ở Việt Nam. 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu mới nếu kỹ năng lao động không được nâng lên.
Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu hết 2025 có khoảng 30-35% lực lượng lao động có bằng cấp chứng chỉ, đến 2030 phấn đấu 40-45%. Đây là chỉ tiêu rất cao, đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Vì vậy, Bộ dự tính đào tạo lao động thích ứng công nghệ mới, thông qua doanh nghiệp là chính, thông qua cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giá𒀰o dục nói chung.
Chính phủ có chủ trương đào tạo lao động chất lượng cao nhằm tiếp cận và bắt kịp các nước ASEAN và 𝐆G20, trọng tâm là đào tạo trình độ cao đẳng chất lượng cao, làm nền tảng trong đào tạo nghề. Chính phủ đã cho phép hình thành khoảng 80 trường chất lượng cao trong nhiệm kỳ này.
Thủ tướng cũng đồng ý thiết lập một số trung tâm vùng quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành, có chức năng dẫn dắt và đào tạo ng🉐hề trong tương lại, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam đang thiếu chất lượng cao; thành lập 3 trung tâm vùng ở miền Bắc, Trung, Nam. Đào tạo nghề tiếp tục theo hướng mở, liên thông, linh hoạt, bao trùm, gắn học tập với nâng cao tay nghề suốt đời.
-
8h05
Sẽ công bố bản đồ việc làm từ năm 2022
Trả lời câu hỏi về thông tin tình hình lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói Tổng cục Thống kê (GSO) đã có các báo cáo quý, ngành lao động cũng ⭕có cập nhập, nhưng thông tin vẫn "đi chậm so với thị trường". Thời gian tới, trong chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ đề xuất phối hợp với GSO công bố các ấn phẩm về việc làm, bản đồ việc làm, dự kiến từ năm 2022. Việc công bố sách trắng lao động, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, ở thời đi﷽ểm cho phép và có tác động đến thị trường sẽ làm.
-
8h00
Nhiều câu hỏi chờ Bộ trưởng trả lời
Cuối phiên làm việc chiều qua, bốn đại biểu đã nêu nhiều vấn đề chất vấn. Ông Vũ Tiến Lộc có ba câu hỏi về giải pháp tổng thể khi dòng người về quê trong đại dịch; giải pháp tạo đột phá để đào tạo nghề ngang bằng với các nước ASEAN; và suy nghĩ của Bộ trưởng về v🧔iệc ban hành sách trắng hàng năm về lao động, việc làm?
Ông Phạm Văn Hòa gửi đến Bộ trưởng 2 câu hỏi. ꧅Thứ nhất là "Bộ trưởng có chia sẻ gì về gánh nặng đối với doanh nghiệp khi áp dụng phương thức "3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến"?. Ô🧜ng cũng nêu thực trạng nhiều lao động phi chính thức, lao động tự do, người lao động không đăng ký tạm trú phản ánh chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ, nhiều người trong khu phong tỏa, cách ly, nhà trọ, ngõ hẻm chật hẹp than vãn bị thiếu đói, nhất là ở các đô thị lớn... "Xin Bộ trưởng chia sẻ vấn đề này cho cử tri biết", ông nói.
Ông Lưu Văn Đức nêu hai vấn đề về việc cơ cấu lại địa bàn và lĩnh vực đầu tư theo lao động để người lao động hạn chế di cư, "ly nông mà không ly hương"; đồng thời, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để tăng cường vốn vay, giải quyết việc làm trong chương trình🐠 phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid, tạo cơ hội tiếp cận vốn vay, nhất là đối với hộ kinh doanh và người lao động phi chính thức tự tạo việc làm.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh chất vấn "cáꦅc chính sách truꦕng tâm và chương trình chuẩn bị lực lượng lao động, chuyển hướng đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?".
Các nhóm vấn đề mà Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội trả lời trong phiên chất vấn gồm: việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; công tác bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi do đại dịch; thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP HCM 🎃và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt; giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch; chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ, giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc; việc c🥀hủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra việc cứu trợ, thiện nguyện bảo đảm đúng chế độ, chính sách.
Tham gia trả lời các nội dung trên có Phó thủ♏ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,෴ Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.