Ngày 24/4, phát biểu tại hội nghị 🍒về trật tự an toàn giao thông, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói tình hình tai nạn đã giảm, nhưng số người chết vẫn cao. Một số vụ nghiêm trọng xảy ra do tài xế vi phạm nồng độ cồn, ma túy; ngoài ra còn có trách nhiệm của các đơn vị sát hạch, cấp bằng lái xe, đăng kiểm...
"Hiện nhiều tài xế dùng giấy khám sức khỏe giả để được cấp bằng lái xe, thậm chí không học cũng được cấp", Phó thủ tướng nói và giao Bộ Y tế chỉ đạo đơn vị chức năng toàn quốc tổng kiểm tra công tác khám, cấp giấy k🌳hám sức khỏe cho tài xế và học viên lái ꦛxe; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát, sửa đổi Nghị định 46 theo hướng tăng nặng mức xử phạt với nhiều lỗi vi phạm giao thông. "Cần tịch thu phương tiện của những trường hợp vi phạm, cố tình chống người thi hành công vụ; nghiên🍰 cứu việc bắt buộc người vi phạm phải lao động công ích", Phó thủ tướng nói.
Về một số vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây như ôtô khách đâm vào đoàn người đưa tang tại tỉnh Vĩnh Phúc khiến 7 người chết; xe container tông hơn 20 xe máy dừng đèn đỏ ở Long An..., Phó thủ tướng chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm tài xế và xem xét nếu đủ căn cứ theo đúng quy định pháp lu🀅ật thì xử lý hình sự với chủ doanh nghiệp có xe gây tai nạn giao thông.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam nói đơn vị đang đầu tư 1,8 tỷ đồng để xây dựng phần mềm quản lý tài xế. "Khi hệ thống hoàn thiện, chúng tôi sẽ cung cấp tài khoản cho Sở Giao thông Vận tải các tỉnh để truy cập thông tin về lý lịch hành nghề, sức khỏe, số lần vi phạm của tài xế; qua đó quản lý và đưa ra chế tài thích hợp hơn", ông Huyện🍌 nói.
Trong ba tháng đầu năm, cả nướcꦉ xảy ra hơn 4.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 1.900 người, bị thương hơn 3.100 người𝕴.