Chiều 9/1, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo nêu trên của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Bộ Y tế cần chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (bao gồm thuốc kháng virus) đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản x𓆉uất, sử dụng, phân phối thuốc kháng 🌠virus công khai, minh bạch.
Từ đầu tháng 10/2021, sau📖 khi Chính phủ ban hành quy định về thích ứn🌺g an toàn Covid-19 và Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn, các địa phương đã đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh dựa trên ba tiêu chí: số ca nhiễm cộng đồng mỗi tuần; độ bao phủ vaccine; năng lực y tế.
Tuy nhiên, hồi cuối tháng 11/2021, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói với diễn biến dịch bệnh hiện nay, tiêu chí đánh giá số ca nhiễm mới trên 100.000 dân một tuần không còn quá quan trọng. Xu hướng hiện nay là tập trung dựa vào tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong và tình hình đáp ứng thu dung, điều trị của các địa phương để đánh giá tình hìn🌌h dịch bệnh.
Đề xuất này của ông Sơn được nhiều chuyên gia ủng hộ. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, nhìn nhận "đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam thay đổi tiêu chí đánh൲ giá cấ💜p độ dịch bệnh và chỉ nên cập nhật số ca bệnh nặng, tử vong".
Theo ông Khanh, ngoài việc bao phủ vaccine đạt tỷ lệ cao, Việt Nam đang thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với Covid-19. Vì vậy, 🔯việc đếm số ca nhiễm mới hằng ngày "không còn có quá nhiều ý nghĩa quan🌳 trọng". Ngành y tế và các địa phương nên phân loại bệnh nhân nặng và tử vong theo các nhóm đã tiêm vaccine, chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, nhập viện điều trị muộn.