Trong số những đạo diễn Việt kiều, Trần Anh Hùng là người đáng chú ý và có phong cách ấn tượng nhất. Ngay từ khi khởi đầu sự nghiệp điện ảnh với bộ phim Mùi đu đủ xanh, anh đã khẳng định tài năng của mình bằng giải Camera D’or tại Liên hoan phim Cannes năm 1993. Mùi đu đủ xanh cũng là bộ phim thể hiện rõ phong cách đặc trജưng của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Man San Lu và Trần Nữ Yên Khê - hai nữ diễn viên thể hiện vai Mùi lúc nhỏ và khi lớn lên. Ảnh: Président Films. |
Phong cách luôn là điều mà bất cứ đạo diễn chân chính nào cũng cần và muốn tạo được trong những tác phẩm của mình. Nhưng để tạo nên một phong cách riêng lại là điều không hề đơn giản, bởi phong cách không chỉ thể hiện qua vài ba yếu tố, “mảng miếng” đạo diễn phô bày trình diễn mà phải biểu lộ ở mọi thành phần trong sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa và thống nhất. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng chỉ những đạo diễn có tài mới có khả năng tạo nên được phong cách. Với Mùi đu đủ xanh,𓆉 T🌊rần Anh Hùng đã khẳng định mình là một đạo diễn tài năng, đầy triển vọng.
Xem Mùi đu đủ xanh, có ꦓthể nhận thấy phong cách Trần Anh Hùng xuyên suốt bộ phim, biểu hiện rõ nét qua tiết tấu đều chậm rãi (monotone). Tiết tấu này được tạo nên bởi hầu hết yếu tốꦛ trong chỉnh thể tác phẩm.
Yếu tố đầu tiên dễ nhận thấy là sự di chuyển chậm rãi của các nhân vật trong phim. Hầu hết nhân vậ🃏t thường đi lại, cử động... một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Hầu như không hoặc ít có những hành động mạnh, gấp gáp, di chuyển nhanh. Lời thoại của nhân vật cũng rất ít, được nói chậm. Giữa những đoạn đối thoại của các nhân vật thường có một khoảng im lặng hoặc chỉ có một nhân vật nói còn nhân vật kia không đáp lời. Chính những điều đó đã tác động trực tiếp đến cảm nhận của khán giả về tiết tấu chậm rãi của phim.
Một yếu tố nữa cũng có vai trò rất quan trọng làm nên tiết tấu monotone - đó là quay phim. Kết hợp với chuyển động từ từ của nhân vật, máy quay cũng thường di chuyển chậm theo chiều tiến của nhân vật - thường theo chiều ngang. Cách quay ấy rất phù hợp với diễn xuất từ tốn, nhẹ nhàng của diễn viên cũng như với không khí chung của bộ phim. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã thể hiện những quan sát tinh tế của mình qua những khuôn hình cận và đặc tả được sử dụng rất nhiều trong phim. Đó như những cái nhìn 🐼ghi nhận tỉ mỉ về thiên nhiên, vì thế máy quay thường đứng yên tạo nên những cảnh tĩnh khá lâu. N🉐hững cảnh khá dài ấy (khoảng từ vài chục giây trở lên) lại thường được đặt nối tiếp với nhau, làm cho hiệu quả tiết tấu chậm càng rõ hơn.
"Mùi đu đủ xanh" có tiết tấu chậm và đi sâu vào tâm lý, cảm xúc của người xem. Ảnh: Président Films. |
Nếu như diễn xuất và quay phim là những yếu tố có thể nhận thấy ngay qua hình ảnh thì kịch bản - cụ thể là cách triển khai các sự kiện lại phải tìm hiểu kỹ hơn mới thấy được. Trong bộ phim này, đạo diễn đã có ý đồ rất rõ ràng trong việc xử lý các tình huống, sự kiện để giữ được tiết tấu chậm nhất quán. Có thể thấy bộ phim được chia làm hai mảng khá khác biệt: một mảng là lúc cô bé Mùi còn nhỏ và mảng thứ hai là 10 năm sau, khi Mùi đã 𝓀trở thành một thiếu nữ. Hai mảng này khác nhau cả về nội dung lẫn cách triển🐟 khai, kết cấu các sự kiện.
Ở mảng một, các sự kiện nối tiếp nhau không theo nguyên tắc nhân - quả, không gắn với nhau trong một đường❀ dây liên tục chặt chẽ mà được sắp xếp một cách tự do, ngẫu hứng. Còn mảng hai lại triển khai sự kiện theo nguyên tắc kinh điển - “mối tình tay ba” nên các sự kiện được liên kết chặt hơn. Tuy có sự khác biệt như vậy nhưng cả hai mảng vẫn thống nhất trong phong cách xử lý của đạo diễn là việc ghìm các xung đột, mâu thuẫn, không thể hiện hết và đẩy chúng đến cao trào.
Ở cả hai mảng của bộ phim đều có những sự⛄ kiện gây kịch tính như tình huống bà chủ nhà bị ông chống lấy hết tiền bạc rồiꦺ bỏ đi hay cả sự việc ông chủ trở về bất ngờ trong mảng một, hay mâu thuẫn mối tình tay ba ở mảng hai đều không được đẩy lên để tạo sự căng thẳng mà lại bị ghìm xuống, xử lý một cách “nhẹ nhàng”. Thêm vào đó, tác giả không trình bày sự phát triển mà chỉ bộc lộ tính cách nhân vật. Điều đó làm người xem có cảm giác nhân vật trong phim hơi đơn giản, ít có sự thay đổi và không sắc nét. Những điều đó chắc hẳn hoàn toàn nằm trong ý đồ nghệ thuật của đạo diễn nhằm duy trì tiết tấu monotone từ đầu đến cuối phim.
Đạo diễn Trần Anh Hùng và vợ - nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê. Ảnh: S.T. |
Tuy vậy, phong cách sẽ chỉ còn là sự phô diễn tay nghề của một đạo diễn nếu nó tách rời những giá trị, ý nghĩa, nghĩ suy mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến khán giả. Trong phim Mùi đu đủ xanh, Trần Anh Hùng thông qua những cách thể hiện riêng đã bày tỏ những cảm nhận của bản thân cũng như gợi cho người xem nhiều suy tưởng về cuộc sống, con người Việt Nam. Qua những nhân vật trong phim, ta nhận ra những nét đặc trưng rất Việt: đó là thân phận nhẫn nại, cam chịu, hy sinh của người phụ nữ. Chính tiết tấu chậm thể hiện ở chuyển động của cả nhân vật và máy quay, lời thoại... đã góp phần xây dựng nên tính cách thầm lặng, nhẫn nhịn của những nhân vật như Mùi, bà chủ n🐟hà, bà mẹ chồng... Ngoài ra, việc ghìm xung đột kịch tính ở các tình huống mâu thuẫn càng làm nổi bật hơn sự cam chịu, chấp nhận số phận của các nhân vật ấy. Tính cách nhân vật không thể hiện sự phát triển, thay đổi nên tạo ấn tượng về sự nhịn nhục trước số phận ꦰan bài.
Bên cạnh cảm nhận về thân phận con người, đạo diễn còn dẫn dắt người xem đến với những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên. Qua những khuôn hình cận - đặc tả, nhà làm phim đã chỉ cho ta những vẻ đẹp thú vị ở những con vật, sự vật rất bình thường, bé nhỏ. Qua đó, người xem khám phá ra vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết của tâm hồn con người Việtཧ Nam: biết yêu và trân trọng những điều kỳ diệu của thiên nhiên. Khán giả yêu mến tâm hồn ấy qua hình ảnh cô bé Mùi ngây thơ, dường như cô bé luôn ngạc nhiên trước mọi thứ diễn ra quanh mình. Hình ảnh Mùi tròn xoe mắt nhìn những giọt nhựa đu đủ trắng như sữa nhỏ xuống tán lá xanh, hay cô bé thích thú ngắm nhìn những cái hạt xinh xắn trong trái xanh là những khuôn hình giàu sức biểu cảm và gợi lên sự trong sáng, thuần khiết.
Mùi đu đủ xanh không chỉ mang những ý nghĩa cụ thể mà chính những điều nó khơi 🦹gợi để khán giả tự suy tưởng lại khiến dư vị của bộ phim thêm sâu sắc. Dư vị đó có lẽ cũng như "mùi đu đủ xanh" - thứ mùi bình dị mà đ🐽ặc biệt, khó quên.
Mùi đu đủ xanh đã trở thành cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp điện ảnh của Trần Anh Hùng. Bộ phim đã đánh dấu phong cách mà đạo diễn Việt Kiều tài năng này bước đầu hình thành và tiếp tục phát triển ở những tác phẩm sau này như Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng, I Come With The Rain và sắp tới là Rừng Nauy.
Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) - Năm sản xuất: 1993 |
Dạ Vũ
Cảm nhận của bạn sau khi xem xong "Mùi đu đủ xanh" và đọc bài viết này?