Theo Bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, đột quỵ (hay tai bဣiến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhẹ hơn, bệnh nhân sẽ bị tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ là hẹp động mạch cảnh do xơ vữa.
Theo cấu tạo, động mạch cảnh có một nhánh đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu cho não, gọi là động mạch cảnh trong. Thành động mạch phía trong𝄹 có thể bị dày lên bởi những mảng xơ vữa, gây nên hiện tượng hẹp động mạch cảnh. Động mạch cảnh vận chuyển máu (mang oxy và chất dinh dưỡng) lên não, đến vị trí động mạch hẹp sẽ bị cản lại, lượng máu lên não tại thời điểm đó không đủ, gây hiện tượng thiếu máu não.
Đột quỵ là hậu quả của tình trạng không cung cấp đủ oxy cho một phần não. Nguyên nhân là sự hình thành cục máu đông tại chỗ gây tắc mạch não, cũng có thể do mảng xơ vữa bong ra hay cục máu đông hình thành nơi khác di chuyển lên gây tắc mạch não. Tình trạng này có thể xảy ra thoáng qua, được gọi là "cơn thiếu máu não thoáng qua". Trong trường hợp nặng hơn có thể bị liệt nửa người hoặc một p𒁃hần cơ thể như tay꧃ hoặc chân.
Nguyên nhân gây hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh thường ♏xuất hiện ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như hút thuốc lá, uống rượu, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường. Những yếu tố nguy cơ này l♑àm tăng tình trạng lắng đọng mảng xơ vữa trong lòng mạch, đặc biệt là động mạch cảnh ở vùng cổ.
Các dấu hiệu bệnh hẹp động mạch cảnh
Thông thường, hẹp động mạch cảnh không biểu hiện thành triệu chứng trong một thời gian dài rồi bất ngờ gây đột quỵ. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi khám bệnh hoặc siêu âm ki꧟ểm tra sức khỏe tổng quát.
Một số trường hợp khác, hẹp động mạch cảnh biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, từ cơn 📖thiếu máu não thoáng qua đến đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây mù một bên mắt thoáng qua hoặc mù một bên mắt thoáng qua khi tiếp xúc với ánh sá๊ng, giảm dần thị lực, khó nói hoặc cấm khẩu, yếu liệt chân tay hoặc nửa người thoáng qua, cảm giác dị cảm, tê tay chân, tê nửa người thoáng qua. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng không điển hình như đau đầu𒅌, chóng mặt, giảm trí nhớ, ngất…
Nếu không điều trị kị🦩p thời, bệnh hẹp động mạch cảnh có thể gây tắc động mạch cảnh. Ngoài ra mảng xơ vữa hay cục máu đông tích tụ ở vị trí động mạch hẹp có thể bong ra và di chuyển lên động mạch não gây tắc mạch não, làm chết một phần não. Tình trang này gọi là đột quỵ (hay nhồi máu não),𓂃 tùy theo mức độ nhồi máu mà có thể gây tử vong, tàn phế một phần hay vĩnh viễn.
Phương tiện chẩn đoán
Siêu âm Doppler là phương tiện chẩn đoán đơn giản và không gây đau, cho phép đánh giá mức độ hẹp của động mạch. Nếu như hẹp🔥 trên 60%, những phương tiện chẩn đoán khác như chụp động mạch cảnh bằng phương pháp cắt lớp điện toán (CT- Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp mạch máu xóa nền (DSA) cho phép đánh giá chính xác hơn. Qua đó còn có thể kiểm tra các động mạch khác trong não và tình trạ༺ng nhu mô não.
Phương pháp điều trị
Có 2 phương pháp chính. Nếu hẹp động mạch cảnh thể nhẹ, chỉ cần điều trị🐽 bằng thuốc và theo dõi thưꦬờng xuyên là đủ. Trường hợp hẹp nặng, cần phẫu thuật bóc mảng xơ vữa.
Bên cạnh đó còn có phương pháp can thiệp nội mạch (nong và đặt stent vào đoạn động mạch cảnh bị hẹp) ít xâm lấn, áp dụng cho những bệnh nhâ💖n không phù hợp với phẫu thuật. Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng thần kinh sau can thiệp cao hơn phẫu thuật.
Thực tế, nhiều bệnh nhân đột quỵ do hẹp động mạch cảnh dẫn đến tàn phế suốt đời. Tình trạng này có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm hơn. Do đó lời khuyên cho những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, bị các bệnh về mạch vành hay bệ🍃nh tắc động mạch ngoại biên… cần siêu âm Doppler để sớm phát hiện những bất thường ở động mạch cảnh🍌 (nếu có).
Đối với người từng xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ, cần thường xuyên đến khám tại chuyên khoa nội thần kinh ꧂và siêu âm Doppler động mạch cảnh. Nếu kết quả siêu âm thấy có hẹp động mạch cảnh lớn hơn 70%, người bệnh cần được chuyển ngay đến các trung tâm phẫu thuật mạch máu để được điều trị sớm sẽ cho hiệu quả cao.
Thi Trân