Phía sau sự tấp nập của đường phố thủ đô, ở sâu bên trong con ngõ nhỏ 28 Hàng Gà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là cuộc sốn🅷g chật chội của 8 gia đình. Nhà cửa chật hẹp, người dân phải tận dụng những khoảng không gian nhỏ hẹp lọt một chút ánh sáng để phơi đồ. Bất tiện hơn, các hộ phải dùng chung nhà vệ sinh, sân chung...
Chị Nguyễn Thị Xuân Hiền, 28 Hàng Gà chia sẻ, từ bé, ch🎃ị đã quen với cuộc sống chật chội. Từng cá nhân luôn phải nhường nhịn nhau. Cuộc sống trở nên bất tiện hơn khi mỗi gia đình con cái trưởng thành, đón thêm các thành viên mới, việc sử dụng chung nhà vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các con của chị không có thời gian tắm táp thoải mái, thường xuyên nghe ti♏ếng đập cửa của hàng xóm vì đã quá giờ dành cho gia đình. Bản thân chị mong những ngày đi làm về có xả nước, gột rửa mồ hôi trong mùa hè nóng nực, còn mùa đông không phải xếp hàng đến 12h đêm để vệ sinh cá nhân.
"Khi viết bài chia sẻ về cuộc sống bất tiện của chúng tôi gửi về chương trình "Phòng tắm trong mơ" do báo điện tử VnExpress cùng INAX thực hiện, nhiều độc giả bình luận thể hiện sự đồng cảm, có người không tin cuộc sống của người dân thủ đô gặp nhiều khó khăn như vậy", chị Hi🐲ền cho biết.
Từ lâu, 🐭8 hộ dân sinh sống tại đây cũng đã có ý định lắp đặt thêm một nhà tắm nữa nhưng diện tích nhà nhỏ hẹp, chỗ muốn lắp đặt lại không có hệ thống ống kỹ thuật. Theo thời gian, n♔gười rời đi, nhiều gia đình kinh tế khó khăn nên việc kêu gọi sửa chữa cải tạo khu vệ sinh chung vẫn chưa thực hiện.
Cũng giống chị Xuân Hiền, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng sinh ra và lớn lên ở con ngõ nhỏ 28 Hàng𓄧 Gà. Công việc꧟ bán hàng nước đã gắn bó nhiều năm với chị Mai. Trước đây, nhiều lần chị Mai dọn hàng muộn vì "công tác" vệ sinh cá nhân buổi sáng bất tiện khi 8 gia đình cùng sinh hoạt một khu vệ sinh chung.
Không gian sinh hoạt chật hẹp nên người dân hình thành ý thức xếp hàng. Các cháu nhỏ đến trường sớm, người đi làm sẽ được ưu tiên trước. Người cao tuổi đã nghỉ hưu, hay đối tượng kinh doanh nhỏ l༺ẻ tại nhà sẽ sử dụng nhà tắm sau cùng.
Tuy nhiên, gần một tháng nay, cuộc sống của người dân tại con ngõ nhỏ như được thổi "làn gió mới" khi nhận suất cải tạo nhà tắm miễn phí từ chương trình "Phòng tắm trong mơ". Sau thời gian ngắn cải tạo, không gian ngổn ngang đồ đạc cũ đã được dọn sạch, bệ xí xổm kê hai viên gạch tồn tại hơn nửa thế kỷ thay thế bằng không gian vệ sinh tự hoại với trang thiết bị hiện đại. Các kiến trúc sư sử dụng gạch ốp từ Nhật Bản để ốp tường, ngăn ngừa ẩm mốc khi trời nồm với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa c💃ủa Việt Nam.
Diện tích khu vực nhà tắm rộng, kiến trúc sư tận d🏅ụng phân 2 khu vệ sinh dành chon nam, nữ. Nꦯgoài ra, không gian cũng được bố trí thêm hai chậu rửa đặt ngoài trời. Điều này giúp giải quyết bài toán "xếp hàng" vệ sinh cá nhân tồn tại suốt nhiều năm qua.
Từ ngày có phòng tắm mới, 8 gia đình phân công lịch dọn vệ sinh, tưới hoa, đảm bảo không gian sinh hoạt chung sạch sẽ, trong lành. "Bây giờ, các thành viên có thể thực hiện vệ sinh cá nhân cùng lúc. Đây như một không gian trong mơ với những người con sống lâu năm ở phố cổ như chúng tôi. Trước đây, các con tôi không dám dẫn bạn bè về nhà chơi vì không có không gian vệ sinh sạch sẽ, nhà cửa thì chật chội. Bây giờ, bọn trẻ có thể tự tin hơn với bạn bè ", chị Mai cho൩ biết.
Họa sĩ thiết kế Lê Quan♛g Huy, người trực tiếp thiết kế phòng tắm cho các gia đình ở phố Hàng Gà cho biết, khi bước vào "không gian thứ ba" tại ngõ 28 Hàng Gà có c✤ảm giác như bạn bước vào một "khu vườn". Lối đi dẫn vào nhà tắm có hàng hoa trà, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hoa nở tỏa ra mùi hương dịu nhẹ.
Với tư duy "vật liệu nào cũng có giá trị", anh Huy tận dụng lại nhꦦững vật liệu, khung cửa cũ. Ngoài ra, anh cũng vẽ bức tranh trên tường bằng chất liệu chịu🐟 được nắng mưa, không rêu mốc.
"Phòng tắm trong mơ" do VnExpress cùng INAX tổ chức, có tổng giá trị đến 500 triệu đồng. Sau 3 tháng phát động, chương trình đã trao 2 suất cải tạo nhà tắm miễn phí. Trong thời gian tới, "Phòng tắm trong mơ" tiếp tục thực hiện tân trang phòng tắm trị giá đến 100 triệu đồng cho gia đình tại nhiều tỉnh thành trong nước. Chương trình bắt đầu nhận bài chia sẻ của độc giả từ ngày 15/6 đến ngày 31/10 tại đây.
Ngọc Thi