Trả lời:
Thai đủ tháng 𒁏là 40 tuần tuổi. Những em bé sinh ra trước 37 tuần, tức là nằm trong kh💯oảng 23-37 tuần được gọi là sinh non, dưới 28 tuần là sinh cực non.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non như do người mẹ, thai thi, phần phụ của thai. Nguyên nhân do người mẹ như tình trạng bệnh lý thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường, thận, tiền sử mổ nhiều lần... Sinh non do thai có thể là em bé có bất thường hoặc đa thai, do phần phụ của thai như em bé bị nhau tiền đạo, đa ối. Một số nguyên nhân ở cổ tử cung như dị dạng, mọc sừng, có vách ngăn hoặc tử cung đôi. Những trư𒐪ờng hợp tiền sử mẹ bị cắt cổ tử cung, bị nhiễm trùng... Tất cả đều có thể dẫn đến tình trạng sinh non ở người mẹ.
Để tránh tình trạng sinh non, việc đầu tiên bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để có phát phát hiện ra yếu tố nguy cơ như phát hiện mẹ có bệnh lý về thiếu máu, tiền sản giật, cao huyết🌱 áp, tiều đường... Bác sĩ có thể điều trị ngay, giúp cải thiện tình trạng người mẹ.
Nếu đa thai, người mẹ cần được theo dõi chặt chẽ ngoài việc thăm khám, tư v🎀ấn về chế độ dinh dưỡn🍬g, đo chiều dài tử cung, có thể dùng thuốc dự phòng như dùng thuốc đặt âm đạo. Thậm chí, người mẹ cổ tử cung ngắn có thể khâu vòng, đặt vòng nâng. Khi mẹ xuất hiện cơn gò, bác sĩ phải điều trị ngay lập tức để cắt những cơn gò, tránh tình trạng sinh non.
Một trong những nguyên nhân gây sinh non ở mẹ là tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Còn lại, trường hợp bất khả kháng, khi sinh non đến gần, bác sĩ sẽ điều trị tích cực để giúp em bé chưa nuôi được đến lúc có thể nuôi được; từ chỗ sinh cực non đến sinh non; từ sinh non đến sinh non muộn... Các bác sĩ sẽ sớm hỗ trợ, điều trị và cứu sống em bé. Trong trường hợp không thể nào làm khác được, bác sĩ vẫn cố gắng hết sức 💖giúp em bé chào đời, có thể nuôi được và sớm về với gia đình.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội