"Phong trào này đã trở thành một trong những �🅘�phong trào toàn cầu mạnh mẽ nhất nhằm chống lại tình trạng bất bình đẳng chủng tộc. Nó cũng được lan rộng đến rất nhiều quốc gia, giúp xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề", nghị sĩ Eide hôm nay cho biết.
Được thành lập tại Mỹ vào năm 2013, phong trào Mạng sống người da màu quan trọng trỗi dậy mạnh mẽ từ tháng 5 năm ngoái, sau khi George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, ൩bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên gáy trong khoảng 9 phút và tử vong.
Sự việc đã châm ngòi cho phong trào biểu tình rầm rộ tại Mỹ, nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo l꧙ựcꦺ của cảnh sát, làm rung chuyển hàng chục thành phố. Nó còn gợi lên nỗi bức xúc về tình trạng phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, vốn tồn tại lâu nay ở khắp nơi, khiến phong trào biểu tình lan rộng sang cả nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Hàng chục nghìn người trên thế giới được quyền đề cử ứng🌌 viê🦹n giải Nobel Hòa bình, bao gồm thành viên quốc hội hoặc nội các của các quốc gia, thành viên của một số tòa quốc tế, giáo sư ngành lịch sử, khoa học xã hội, luật, triết học, thần học và tôn giáo, cá nhân hoặc tổ chức từng giành giải, hoặc thành viên, cựu thành viên và cựu cố vấn của Ủy ban Nobel Na Uy.
Thời hạn gửi đề cử sẽ kết thúc vào ngày 31/1. Một số gương mặt nổi tiếng đã được đề cử bao gồm cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Giải Nobel năm 2021 sẽ được công bố vào đầu tháng 10. Hồi tháng 10/2020, Ủy ban Nobel Hòa bình đã vinh danh Chươn💯g trình Lương thực Thế giới (WFP) vì những nỗ lực chống nạn đói và đóng góp cho hòa bình thế giới.
Ánh Ngọc (Theo AFP)