Tại 🦂Việt Nam, phụ gia nhiên liệu ngày càng phổ biến với những quảng cáo như hạ𝓀n chế tạp chất có trong nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Hòa tan các tạp chất ở kim phun, thành buồng đốt, piston. Giúp chúng tham gia vào quá trình cháy và thải ra ngoài.
Các loại này có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên về phụ tùng, phụ kiện ôtô dưới dạng các bình dung dịch. Sản phẩm chủ yếu đến từ các thương hiệu nư♒ớc ngoài như Bosh, Liqui Moly, Forch, Blue Chem…cho động cơ chạy xăng hoặc diesel.
Giá một bình 🐬phụ gia khoảng từ 140.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc hơn. Loại rẻ chỉ khoảng 55.000 đồng. Một lọ dung dịch dung tích khoảng 300 ml có thể đổ vào bình nhiên liệu 50-60 lít.
Theo ông Nguyễn Đình Hùng, giảng viên khoa Kỹ thuật giao thông, bộ môn Ôtô-máy điện lực, đại học Bách Khoa TP HCM, không hiểu bản chất hoạt động của từng động💖 cơ dẫn đến nhiều người "vô tình" dùng đúng, ủng hộ. Ngược lại dùng sai, phản đối dùng phụ gia cho nhiên liệu và động cơ.
Riêng nhiên liệu xăng, ôtô hiện nay đa s𝄹ố dùng động cơ phun xăng điện tử gián tiếp (EFI) hoặc trực tiếp (GDI). Ở động cơ EFI, tác động của phụ gia và màng lọc tại vị trí đầu kim phun giữ lại tạp chất trong nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Tạp chất (nếu còn), nhiên liệu và không khí được hòa trộn bên ngoài trước𒀰 khi qua xu-páp nạp vào trong buồng đốt.
Quá trình cháy diễn ra trọn thể tích buồng đốt. Tạp chất tham gia vào phản ứng cháy (có thể không hết hoàn toàn) và loại thải꧂ ra ngoài. Phụ gia đổ vào bình nhiên liệu giúp phản ứng cháy, sinh công của động cơ di𝕴ễn ra tối ưu hơn. Trường hợp này phụ gia thể hiện mặt tích cực.
Không như động cơ EFI, GDI có kim phun đặt bên trong buồng đốt. Áp suất cao hơn nhiều so với kim phun đặt ngoài của EFI. Ưu điểm của GDI cho phép tạo ra vị trí cháy ở không gia🍸n tối ưu nhất có thể, không nhất thiết cả thể tích buồng đốt. Nhưng☂ điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong một số trường hợp có thể dẫn đến hiện tượng "tách pha". Tức nhiên liệu, nước tách riêng.
Nước bốc hơi hoặc chuyển thành dạng khác. Dưới tác dụng nhiệt, áp suất, tạp chất có trong nhiên liệu biến dạng thành chất khó hòa tan và phâ🍰n hủy hơn. Những chất này lơ lửng trong kim phun hoặc bám trên thành van điều áp. Dẫn đến kim phun bị tắc nghẽn, hư hỏng. Trường hợp này, nếu d🐭ùng phụ gia như🌸 cho động cơ EFI, kết quả có thể xấu thêm. Hay nói cách khác, động cơ GDI "nhạy cảm" với nhiên liệu hơn so với động cơ EFI.
Vì thế, sử dụng loại phụ gia đúng cho loại động cơ EFI và GDI là đ💙iều cần quan tâm hơn cả. Nhưng tại Việt Nam, hiện chưa có cơ quan, tổ chức nào kiểm nghiệm tính hiệu quả của những loại dung dịch này. Các hãng xe không khuyến khích sử dụng. Thay vào đó chủ xe nên tuân thủ tốt quy trình bảo dưỡng.
Một điều chắc chắn rằng tạp chất nếu xuất hiện ở đầu kim phun khiến nhiên liệu♏ cung cấp cho quá trình cháy diễn ra không đều. Xe không phát huy hết công suất, tức yếu đi. Mức độ nặng khi đầu kim phun nghẽn hoàn toàn.
Quá trình tích tụ lâu ngày dẫn đến hỏng, buộc phải thay thế. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xe giật hoặc chết máy. Hơn nữa, khi mộ✤t trong💧 các kim phun bị bẩn, máy tính nhận biết lượng oxy không cháy hết ở hệ thống xả. Sau đó là tăng cường phun nhiên liệu ở các kim phun, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Nếu sử dụng phụ gia, người dùng cần hiểu rõ động cơ c💛ủa ôtô thuộc loại nào. Phụ gia là loại dùng cho động cơ EFI hay GDI, có tác dụng làm sạch tạp chất ở kim phun hay trong buồng đốt... Hoặc nhờ tư vấn từ những người có chuyên môn để biết nên và không nên sử dụng.
Động cơ ôtô là kếtꦰ cấu phức tạpꦦ, “bệnh” có thể đến từ nhiều nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau. Không nên lạm dụng phụ gia khi nhận thấy xe yếu hoặc muốn kim phun, động cơ được làm sạch.
Quá trình sử dụng ôtô cần chúᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ý đến thời gian bảo dưỡng. Đối với việc làm sạch kim phun hay buồng đốt, chủ xe có thể đến các trun🅘g tâm sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín. Ngoài kiểm tra các kim phun bằng hệ thống chuyên biệt, việc súc, rửa piston, buồng đốt được thực hiện chi tiết hơn.
Phạm Trung