Hôm 1/7, sau khi hoàn thành hồ sơ vào lớp 1 cho con, chị Dinh ở quận Hoàn♏g Mai, Hà Nội, cảm thấy nhẹ nhõm. Con gái chị đã đọc, viết tốt, biết các số trong phạm vi 100 và có thời gian học đàn, bơi, tiếng Anh.
"Chuẩn bị sớm nên con sẽ không bị vội vàng và áp lực", 💦chị Dinh nói. Cách đây 4 năm, khi con gái lớn vào lớp 1, chị Dinh không cho con học trước vì nghĩ trước sau cũng biết chữ. Nhưng khi vào lớp, các bạn hầu như đã đọc thông, viết thạo, còn con chị vẫn ê a đánh vần. Để theo kịp bài trên lớp, hàng tối, mẹ con chị đánh vật với tập viết, tập đọc.
"Con khóc lóc, mẹ hò hét. Hầu như tối nào cũng đến 22h, có hôm 23h mới dừng để đi ngủ", chị Dinh kể. Vì thế, lần này chị rút kin♔h nghiệm, chᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚo con út đi học trước từ hè năm ngoái.
Chị Dinh là một trong nhiều phụ huynh cho con học trước chương trình lớp 1. Trong nhóm phụ huynh có con sinh năm 2017 với hơn 240.000 người trên Facebook, chủ đề học tiền tiểu học, học sớm được bàn luận sôi n🌳ổi
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2023-2024, số học sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng so với năm trước. Riêng lớp 1, thủ đô có khoảng 155.600 học sinh, tăng hơn 11.000. Ở nhiều tỉnh, thành, tình trạng cũng tương tự. Sĩ số theo quy định ở tiểu học là 35 học sinh/lớp, nhưng ở một số khu vực thành thị, con số🌊 này lên tới 40, thậm chí 50.
Ngoài ra, học si🥃nh lớp 1 hiện theo chương trình phổ thông mới (chương trình 2018), được đánh giá là "nặng" hơn trước kia.
Lo lớp đông, con không theo kịp chương trình thay đổi, chị Nguyễn Hồng Linh ở Hưng Yên cho con học tiền tiểu học từ tháng 5 năm ngoái. Con trai chị hiếu động, không tập trung, chị kèm ở nhà k♍hông được.
"Cô có kỹ năng sư phạm sẽ dạy con đúng 💎cách hơn. Con học một tuần 5 buổi, mỗ𝓰i buổi 2 tiếng", chị Linh kể. Sau mỗi buổi, cô giao bài về nhà, viết thêm 1-2 mặt giấy, tập đọc, tập đếm, tập làm Toán. Con chị bây giờ biết cộng trừ trong phạm vi 20, đánh vần được. Người mẹ nhận định như vậy đủ hành trang để con vào lớp 1.
Chị Phạm Thanh Hương ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cũng yên tâm vì sau 4 tháng học kèm 1:1, con trai chị đã h꧂ọc xong sách tiếng Việt tập 1, đọc tạm ổn.
"Cô nói con đã đủ kiến thức vào🉐 lớp 1, nên nghỉ học thêm", chị Hương cho hay. Dù vậy, vì cho rằng con viết chℱữ chưa đẹp, làm Toán còn chậm, nên chị Hương đang tự kèm thêm.
Thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hội Hợp B, Vĩnh Phúc, nói việc phụ huynh cho con học trước lớp 1 khá phổ biến. C⛄ô Lư☂ơng Ngọc Anh, giáo viên lớp 1, trường Tiểu học Times School, Hà Nội, cũng nhận thấy nhiều em đã đọc và làm tính thành thạo trước khi vào học. Những trẻ chưa học, chưa thuộc chữ cái có thể bị thiếu tự tin.
Ngoài ra, sách giáo khoa mới vẫn 🌊dạy từng chữ cái nhưng tốc độ nhanh, có bài 2 vần hoặc 4 vần. Trước đây, chương trình yêu cầu hết học kỳ 2, học sinh đọc trơn được một đoạn nhưng bây giờ 🌌nhiệm vụ đó phải hoàn thành ở học kỳ 1 để sang kỳ sau là đọc hiểu. Là giáo viên, bản thân cô còn áp lực.
"Tâm lý của bố mẹ muốn cho con đi học để tự tin hơn tôi thấy cũng hợp lý", cô Ngọꦚc ꦗAnh chia sẻ.
Theo ông Mạnh, điều này dễ hiểu, song không phải sự quan tâm nào của bố mẹ cũng đúng. Thầy Mạnh giải thích việc học trước ản🧸h hưởng tới chất lượng học của con sau này, bởi một trong những yếu tố khiến trẻ hứng thú khi đến trường là được tự khámꦰ phá.
"Nếu học kiến thức trước thì vào lớp 1 các con dễ bị nhàm chán vì đã biết hết. Về mặt điểm số, kiến thức, cha mẹ có thể t🙈hỏa mãn nhưng con có thể sẽ rơi 💖vào tình trạng học trước, đến sau", thầy Mạnh nói.
Đồng tình, cô Ngọc Anh, cho rằng ở môn Toán, cả học k⛄ỳ 1, học sinh mới học cộng, trừ trong phạm vi 10. Vì thế, nếu học trước và đã thuần thục phép tính, nhiều em sẽ không tập trung, nghĩ đã biết hết rồi.
Tiến sĩ Lưu Ngọc Sơn,☂ giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Đại học Hùng Vương, Phú Thọ, cho hay để chuẩn bị vào lớp 1, trẻ cần phát triển toàn diện ở 5 mặt gồm nhận thức, thể chất, tình cảm và kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và thẩm mỹ. Những nội dung này đều có trong chương trình giáo dục mầm non ở lớp 5 tuổi.
Ở bậc mầm non, các con được làm quen, nhận biết, tô màu chữ cái. Trẻ cũng học đến số 10, ví dụ học đếm hay tạo nhóm. Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đôi bàn tay. Những cơ nhỏ phải đạt đến một mức độ n♎hất định thì bé mới có thể cầm bút để đưa nét cho chuẩn. Vì thế, trẻ nên được học đúng với lứa tuổi và giai đoạn để có sự phát triển toàn diện.
"Nhiệm vụ dạy Viết và làm Toán là của các cô giáo cấp 1. Trẻ không c🐭ần thiết phải học trước", tiến sĩ Sơn nói.
Theo các chuyên gia, các lớp ⛄tiền tiểu học, nếu có chỉ nên chuẩn bị tâm thế vào lớp 1, ôn lại những nội dung được dạy ở mầm non, học tư thế ngồi, cách cầm bút... chứ không học trước chương trình lớp 1.
Cô Ngọc Anh nói điều quan trọng nhất ở các lớp này là hướng dẫn để trẻ quen với nề nếp, phương pháp học tập mới và sự kiên tr♔ì. Lớp tiền tiểu học của cô bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái, 𝓡kết thúc hồi tháng 5 vừa rồi chỉ dạy học sinh viết nét cơ bản, bảng chữ cái và tư duy ghép vần. Với môn Toán, các em biết cách thêm, bớt trong phạm vi 10, đếm trực quan và viết các con số.
Cô cho rằng phụ huynh không nên quá căng thẳng việc con học trước hay sau. "Tùy vào năng lực và nhận thức của con, các bố mẹ sẽ ꦗtự quyết định xem con có cần đi học hay không", cô Ngọc Anh nói.
Theo thầy Mạnh, những phụ huynh không cho con theo lớp tiền tiểu học không cần lo lắng vì với lịch học hai buổi một ngày và kế hoạch🌳 của các nhà trường, hầu như 🔯100% học sinh lớp 1 đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mới.
Bị chỉ trích vì cho con học sớm, đánh mất tuổi thơ ✤của con, chị Dinh bỏ ngoài tai tất cả. Chị tin rằng có sự chuẩn bị trước vẫn hơn. Thay vì tập đọc, viết gấp rút trong 1-2 tháng, tạiꦇ sao không để con quen và ngấm dần trong khoảng thời gian dài hơn.
"Ít ra bây giờ mẹ con tôi cũn🦂g đủng đỉnh, không ph🔥ải thấp thỏm việc con có đọc, viết được không", chị nói.
Chị Linh và chị Hương, cũng thấy nhẹ nhàng bởi nhận định và💞o năm học mới sẽ không phải ép con tập đọc, rèn chữ mỗi tối. Với lo ngại các con sẽ có tâm lý chủ quan và lơ là, cả 💖hai cho hay sẽ lên kế hoạch sát sao, yêu cầu con làm đủ bài vở trên lớp.
Bình Minh