Khi đăng ký cho hai con học trường một trường song ngữ quốc tế vào năm 2013, anh Minh Tùng, quận 7, đồng thời tham gia h🐓ai "Hợp đồng thỏa thuận giáo dục" với trường. Mỗi hợp đồng tương ứng với một🐼 suất học cho con, trị giá 1,55 tỷ đồng, chuyển tiền một lần.
Bù lại, theo anh Tùng, sau khi học ít nhất 4 năm,🅘 nếu con chuyển trường hoặc tốt nghiệp, phụ huynh sẽ nhận lại số tiền gốc đã đóng, coi như không mất học phí. Năm 2019, con trai lớn ra trường, anh Tùng làm thủ tục thanh lý hợp đồng và nhận lại khoản tiền gốc sau 5 tháng.
Chị Thanh Phụng, đang ở Canada, năm 2010 cũng ký "Hợp đồng góp vốn" khi ba con đầu học tại một trường quốc tế ở Bình Thạnh, tổng số tiền là 150.000 USD (khoảng 3,6 tỷ đồng). Quá trình này thuận lợi, trường trả đủ tiền khi con chị chuyển trường. Vì thế, năm 2013-2015, chị Phụng tiếp t♊ục tham gia "Hợp đồng vay vốn" tại trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.
Chị Phụng nó🌃i chuyển 420.000 USD (hơn 10 tỷ đồng) mà không cần lãi suất, không tài sản thế chấp cho trường để bốn con học miễn phí. Hợp đồng 2 trang, quy định trường sẽ hoàn trả số tiền này sau 30 ngày kể từ khi♔ học sinh hoàn thành thủ tục chuyển trường hoặc tốt nghiệp.
Bốn con của chị Phụng đã chuyển trường từ tháng 6/2022, nhưng đến nay chị mới nhận lại khoảng 10% tiền gốc. Khoảng 20 phụ huynh khác cũng vậy, kéo đến cổng trường để đòi nợ hôm 21/9.
Ở Hà Nội, hiện ít nhất 2 trường học huy động với hình thức tương t🍌ự, mứ👍c đóng góp dao động 1-8 tỷ đồng. Tuy nhiên, số phụ huynh tham gia được giới hạn.
Anh Tùng và chị Phụng cho biết không nắm được tình hình tài chính của trường, hợp đồng cũng không nói trường vay tiền để làm gì. Cả hai nói cho vay 🧸vì thấy có lợi, tin tưởng vào uy tín của trường hoặc chủ trường.
Aওnh Tùng phân tích, số tiền hơn 3 tỷ nếu gửi ngân hàng, tiền lãi mỗi năm không đủ để đóng học phí cho con. Hơꦑn nữa, khi tham gia thỏa thuận với trường, anh không cần lo học phí biến động ra sao vì được miễn. Sau khi học xong, gia đình lại có một số tiền để lo cho con vào đại học hoặc du học.
"Nhiều bạn bè là doanh nhân, luật sư cũng tham gia góp vốn như vậy, cũng chưa thấy trường n♏ào không chi trả được nên tôi cũng đăng ký cho con"🍃, chị Phụng nói.
Theo l🎃uật sư, nhà quản lý, hình thức cho vay này khá phổ biến, không bị pháp luật cấm, nhưng phụ huy🌠nh chịu rủi ro rất lớn.
Hiệu trưởng một trườngܫ song ngữ quốc tế tại TP HCM, cho hay dù tên gọi có thể khác nhau như hợp đồng vay vốn, góp vốn, thỏa thuận giáo dục hay gói tài chính nhưng đây đều là cách các trường vay tiền không lãi suất từ phụ huynh. Hình thức này xuất hiện ở một số trường quốc tế, tư thục tại TP HCM và Hà Nội khoảng 15 năm nay. Một số trường còn cho phép cho phụ huynh mua bán, sang nhượng hợp đồng.
"Phụ huynh có thể thấy lợi ích lớn nên cho trường vay, góp vốn nhưng lợi bất cập hại, không nghĩ đến nguy cơ trường khó khăn hay vỡ nợ, chủ trường bỏ trốn thì làm sao thu hồi tiền", ông nói, cho biết không ủng hộ hình thức này vì giáo dục khác với môi t꧟rường buôn bán, kinh doanh. Trường học mà phải huy động v🥃ốn, mang nợ phụ huynh thì không còn giữ đúng sứ mệnh giáo dục nữa.
Luật sư Đặng Bá Kỹ, Công ty Luậ🐻t TNJ - Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm, 🌱hạn chế việc trường học vay tiền phụ huynh.
Ông nhìn nhận với hình thức cho vay này, nhà trường và phụ huynh đều có lợi. Phụ huynh chꦰo vay tiền không lãi suất, đổi lại không phải đóng học phí cho con. Thực chất ở đây đã có sự bù trừ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự, 𝓀nghĩa vụ trả lãi được bù trừ cho nghĩa vụ đóng học phí.
Nhà trường cũng có lợi là dễ huy động vốn hơn so💮 với việc đi vay các tổ chức tín dụng. Vì muốn vay được tiền của các tổ chức tín dụng, trường phải có tài sản bảo đảm và bị giới hạn số tiền được vay. Trong khi vay tiền từ phụ huynh, trường không bị đ𝓀iều kiện ràng buộc nào.
Tuy nhiên, theo ông Kỹ, vay tiền không có tài sản bảo đảm, không bị ràng buộc về các điều kiện vay khiến các trường có thể lạm dụng hình thức này để vay dùng cho mục đích khác, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Nếu vậy, khả năng phụ huynh thu hồi được nợ đúng hạn rấ♚t khó, thậm chí không có khả năng thu hồi nợ.
Anh Quốc, một phụ huynh có hai con học trường song ngữ ở Bình Chánh, nhẩm tính hiện ở TP HCM có khoảng 7,🌳 8 trường mà anh biết, sử dụng hình thức huy động vốn này. Bản thân anh được chào mời từ năm 2009 với mức góp 50.000 USD, các năm sau lên khoảng 80.000 USD. Tuy nhiên,🔯 anh từ chối.
"Làm như vậy không khác nắm dao đằng lưỡi vì mình không biết trường đầu tư gì, nếu họ phá sản thì đòi thế nào", anh Quốc phân tích. Theo anh, nếu phát hành trái phiếu, cổ phiếu, doanh nghiệp phải làm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường huy động theo cách này thì không có gì đảm bảo cho🐎 giao dịch.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết các hợp đồng cho vay, ꦏgói tài chính mang bản chất huy động vốn là giao dịch dân sự giữa phụ huynh và chủ trường. Ngành giáo dục hiện không có quy định nào về việc vay mượn tiền, tài sản giữa nhà trường và phụ huynh. Đây cũng không phải phạm vi ngành giáo dục quản lý. Do đó, Sở không thể kiểm tra, quản lý các giao dịch này.
"Phụ huynh cần cân nhắc, xem xét kỹ các vấn đề pháp lý, rủi ro nếu tham gia giao dịch với nhà trường hoặc công ty quản lý", ông Minh l⛄ưu ý.
Theo luật sư Đặng Bꦗá Kỹ, từ thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế kiểm soát việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục.
Lệ Nguyễn
*Tên phụ huynh được thay đổi