Theo Luật Trẻ em năm 2016 – Điều 4 quy định, phát triển toàn diện là quá trình giúp trẻ phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức, tinh thần và mối quan hệ xã hội... Những điều này nhằm giúp trẻ trở nên khỏe mạnh, lạc quan, tự tin trong giao tiếp và luôn sẵn sàng 🎃để học hỏi điều mới, đồng thời giúp trẻ phát triển những tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và giảm tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Theo Viện Chính sách Học tập tại Mỹ, năng lực bộ não của trẻ em sẽ được tăng lên khi các em được an toàn về thể chất và tình cảm, nhất là khi có các mối quan hệ xã hội tốt. Do đó, điều quan trọng để trẻ phát triển toàn diện là nhà trường, phụ huynh phải giải quyết nhu cầu tổng thể của trẻ để giúp các em phát triển chiến lược, kỹ năng v🌠à tư duy cần có.
Tuy nhiên, việc giúp trẻ phát triển toàn diện🐽 tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Theo Unicef, trẻ em trong nước vẫn còn thiếu các môi trường quy chuẩn để được học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động thể chất, tinh thần,... Trong khi chính những yếu tố này s🃏ẽ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 cũng gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần, nhất là với thế hệ trẻ em, thanh thiếu niên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, 1.000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất của các em. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, các bậc cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, cha mẹ c🀅ần hiểu về các phương pháp chăm sóc, giáo dục để trẻ có thể ♔phát triển toàn diện trong những năm đầu đời, từ đó có sự thống nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ nhà trường, gia đình và xã hội...
Chính vì thế, VnExpress thực hiện khảo sát thu thập ý kiến của độc giả xoay quanh các hìn𝔍h thức giáo dục toàn diện cho trẻ, từ đó cung cấp cho phụ huynh và các các cơ sở đào tạo những thông tin nhằm hỗ trợ quá trình nuôi dạy trẻ trong tương lai.
Độc giả tham gia khảo sát .
Huyền My
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây