Xung quanh yêu cầu của Bộ Y tế về việc học sinh phải ngồi cách nhau 1,5 m, độc giả Thanh Y cho rằng, điều này gây khó cho cả nhà trường, giáo viên và học sinh:
"Nếu cách nhau 1,5 m thì một lớp chỉ có thể có tối đa 16 học sinh. Mà chỉ có thể đảm bảo khoảng cách trong giờ học, chứ giờ ra chơi, rồi lúc tan học phải quản làm sao? Nên nếu một em bị bệnh thì c🦩ả lớp, cả tường bị hết. Việc giãn cách như vậy vô tác dụng mà kéo theo nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh.
Trong giờ học, học sinh phải đeo khẩu trang, ngồi cách nhau 1,5 m nên muốn trao đổi bài với nhau cũng khó. Cáác tiết học sẽ mang tính chất cô giảng, trò nghe còn không có sự trao đổi giữa học sinh với nhau. Giờ ra chơi cũng không thể bắt học sinh ngồi im🦂 tại chỗ, điều này là bất khả thi. Khi ra chơi, n💞ếu học sinh lại bỏ khẩu trang nói chuyện, trêu đùa nhau, thì 45 phút nghiêm túc trong lớp kia chẳng khác nào vô tác dụng.
Việc chia đôi lớp sẽ dẫn đến trường hợp, nếu lớp buổi sáng có em mắc bệnh thì virus sẽ lan sang cácꦏ em khác và phát tán vào bàn, ghế, cửa khiến các em học chiều lây nhiễm. Do đó, điều này lại làm mất tác dụng của cách ly, gián cách 1,5m chẳng để làm gì cả.
Chia đôi lớp cũng khiến giáo viên phải dạy liên tục: sáng 4 ca, chiều𝕴 cũng 4 ca để dạy nửa còn lại. Tôi có nghe một số giáo viên dạy buổi sáng 20 tiết. Nếu sáng 4 tiết, chiều cũng sẽ 4 tiết, trong 5 ngày liên tục như thế. Vậy giáo viên lấy sức đâu để dạy? Vậy nên, nếu không nghiên cứu lại thì giáo viên phải dạy nhiều chắc sẽ không đủ sức".
>> 'Yêu cầu học sinh ngồi ꦑcách n🍨hau 1,5 m là bất khả thi'
Cũng chỉ ra những điểm bất cập của yêu cầu này, bạn đọc Lâm lại cho rằng, đối tượng cần giữ khoảng cách không phải là học sinh mà chính là những phụ huynh đưa đón con đi học:
"Dịch bệnh đã trôi qua nửa năm. Khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, tuyệt đại đa số người nhiễm bệnh là những người trung và cao tuổi. Người nhiễm bệnh trẻ tuổi (dưới 25 tuổi) chiếm tỷ lệ cực thấp (không đến 0,01%). Tất cả người chết vì Covid-19 đều là người trưởng thành có hệ miễn nhiễm hoàn thiện. Trong khi đó, người trẻ chưa trưởng thành có🉐 hệ miễn nhiễm chưa hoàn thiện, tỷ lệ tử vong lại rất thấp, có thể nói là rất hiếm hoi (cả thế giới chỉ có vài ca đếm trên đầu ngón tay).
Sợ hãi một cách vô căn cứ với những suy diễn không đặt trên cơ sở thực tế nào có lẽ là thó🍒i quen chung của hầu hết người Việt. Có vô số trẻ em trên thế giới sống ngay trong tâm dịch mà có bị nhiễm đâu trong khi Việt Nam không phải là tâm dịch. Tôi đề nghị vẫn cho các em học bình thường với điều kiện phải đeo khẩu trang, đeo găng tay, mắt kính không độ (nếu có).
Điều đáng sợ không phải là chuyện lây nhiễm trong học đường mà là lây nhiễm của phụ huynh khi đưa đón con cái. Chính họ mới là đối tượng bị virus tấn công. Khoảng cách 1,5 m của học sinh là không cần thiết nhưng khoả🦹ng cách giữa các phụ huynh đưa đón học sinh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cũ𒀰ng cần tính đến việc lây nhiễm của giáo viên vì họ cũng là người đã trưởng thành.
Tóm lại, làm một bản quy tắc quy ๊nạp và loại trừ thì những người 30 tuổi trở lên mới là những người cần phải phòng dịch. Người dưới 30 tuổi có thể nhiễm bệnh v✨à lây bệnh nhưng khó có khả năng tử vong. Trẻ vị thành niên khả năng nhiễm, lây bệnh và tử vong là vô cùng thấp. Tại sao chúng ra không lo ngại nhưng người có nguy cơ nhiễm bệnh cao thay vì các học sinh có nguy cơ thấp?".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.