Gia đình anh Thọ thuê căn nhà 4 tầng số 101 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, được hơn sáu tháng, tầng một làm cửa hàng tạp hóa. Anh ở nhà trông coi cửa hàng, vợ đi làm văn phòng, c♍on lớn 6 tuổi học ở trường Tiểu học Hạ Đình, con nhỏ 22 tháng tuổi gửi người quen.
Cửa hàng nằm ngay n✱gã ba đông người qua lại nên đông khách. Nhưng sau vụ cháy ngày 28/8 làm phát tán thủy ngân, người dân đi sơ tán, việc buôn bán ế ẩm, cuộc sống gia đình anh Thọ đảo lộ✃n. Lo cho sức khỏe hai con, đặc biệt cháu nhỏ có vấn đề hô hấp do sinh thiếu tháng, vợ chồng anh Thọ suy tính mãi.
Đầu tiên họ định chuyển con sang trường khác ở Hà Nội, nhưng đi đâu vẫn phải về nhà ăn uống, tắm giặt, hít thở bầu không khí ô nhiễm và mùi cháy khét lẹt. An💫h Thọ cũng không thể đóng cửa hàng vì còn kiếm tiền trả 25 triệu đồng thuê mặt bằng mỗi tháng, vợ làm việc gần đây.
Ngày 30/8, vợ chồng anh Thọ quyết định gửi các con về quê Nghệ An, cách Hà Nội chừng 300 km, nhờ ông bà nội chăm sóc một năm. "Điều kiện sống ở quê không thể được như Hà Nội. Cho con về quê xa nhớ lắm, nhưng tôi không muốn cháu bị ảnh hưởn𒅌g sức khỏe, sau này lại hối hận", anh Thọ nói.
Anh đã viết đơn xin chuyển trường cho con, gửi Ban giám hiệu trường Tiểu học Hạ Đình, hiệ🐟n chưa nhận được phản hồi.
Anh Thọ chỉ l🍨à một trong số hàng trăm phụ huynh đang lo lắng, cân nhắc lựa chọn cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con. Hai trường học được xác định nằm trong vùng nguy cơ ô nhiễm thủy ngân (cách tường rào nhà kho Rạng Đông khoảng 500 m) là Tiểu học Hạ Đình và THCS Hạ Đình.
Có con học lớp 8 trường THCS Hạ Đình, một bà mẹ nhà ở ngõ 190 Hạ Đình bức xúc nói: "Tại sao trường trong vùng ô nhiễm mà vẫn cho học sinh học? Cơ quan chức năng không có ý kiến gì với phụ huynh trong khi bệnh tật nếu có đâu phải một sớm một chiều kết luận được". Chị𒉰 cũng muốn chuyển trường cho con, nhưng lo ngại thủ tục phức tạp vì năm học mới đã bắt đầu, tìm trường phù hợp với khả năng tài chính không đơn giản.
Hàng ngày phải đưa cháu nội lớp 4 đi học qua khu vực cháy, bà Trần Thị Minh Nguyệt (81A phố Hạ Đình) cho rằng kết quả quan trắc môi trường đang rất nhiễu, không biết đâu là thông tin chính xác, bà chỉ biết cho cháu đeo khẩu trang khi ra đường. Đã quen với nếp sống nơi này, bà không muốn chuyển đi và cũng do "tìm trường mới, nhà mới khóও khăn và tốn kém".
Bà Minh cũng như nhiều phụ huynh mong m❀uốn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép học sinh trường Tiểu học và THCS Hạ Đình nghỉ học đến khi k𒁃hắc phục xong ô nhiễm môi trường; phối hợp với Sở Y tế Hà Nội xuống trường kiểm tra sức khỏe học sinh.
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, cho biết ngày 9/9 có 320 trên tổng số hơn 1.310 học sinh𝓰 trường Tiểu học Hạ Đình nghỉ học; gần 10 phụ huynh muốn chuyển trường cho con. Tuy nhiên, thời gian chuyển trường đã kết thúc (từ 1/8 đến 5/9) nên Phòng sẽ phối hợp với Ban giám hiệu trường tiếp nhận đơn và có hướng giải quyết phù hợp.
Về kiến nghị cho học s🌜inh nghỉ học, ông Hữu cho biết, các chỉ số xét nghiệm tại trường Tiểu học Hạ Đình, cách 🐟nhà kho Công ty Rạng Đông 550 m "nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép nên học sinh vẫn phải đi học bình thường".
Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân yêu cầu nhà trường tiếp tục xác minh, nắm bắt kỹ 😼hơn về nguyên nhân học sinh nghỉ học, đồng thời thông tin để phụ huynh yên tâm đưa trẻ đến trường.
♓ Ngày 28/8, Nhà kho Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) bị cháy, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Ngày 8/9, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, lãnh đạo Công ty Rạng Đông thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thủy ngân lꩵỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.
Dương Tâm - Thanh Hằng