Chia sẻ với câu chuyện "Con tôi khôꦐng phải học thuộc lòng một bài văn, thơ nào ở Anh", nhiều độc giả VnExpess cho rằng việc các giáo viên bị áp lực thành tích xuất phát từ chính những đòi hỏi của phụ huynh:
Tôi thấy phần nhiều những tiêu cực trên sinh ra từ chính phụ huynh. Một nền kinh tế tự do thì sản phẩm tồn tại được là do người sử dụng nó muốn nó tồn tại. Một tiệm bánh nếu làm bánh không phù hợp khách hàng (dù ngon tầm cỡ thế giới) thì vẫn sẽ bị tẩy chay. Ngược lại, một tiệm bánh làm vừa ý thì không được đánh giá cao vẫn sống tốt. Thực phẩm bẩn tồn tại vì💜 còn người mua muốn mua đồ bẩn, còn vào siêu thị bạn sẽ khó mua trúng đồ bẩn, đồ ngâm hóa chất.
Chúng ta nói quá nhiều về vai trò thầy cô nhưng ai đặt ra yêu cầu cho thầy, cô? Phụ huynh muốn con điểm cao một cách vô lý (không quan tâm sở thích, lực học thực của trẻ) thì mới tạo ra những giáo viên điểm ảo. Hóa ra họ chỉ cần điểm cao, vậy học sinh kém thì cứ hạ độ khó. Điểm 10 năm nay kém điểm 10 năm trước về chất lượng? Phụ huynh nước Anh không áp đặt con mình nh🥂ư phụ huynh Việt.
Tóm lại, học sinh Việt Nam như quả bóng mắc kẹt giữa cha mẹ và thầy cô. Điều đáng buồn nhất lꦍà học sinh, đối tượng quan trọng nhất quyết định sự thành bại của chính mình lại không hề được lắng nghe từ cả hai phía, không có quyền quyết định đối với 💛chính bản thân mình.
Các con phải gồng mình học vì da🧸nh dự của gia đình, vì danh dự trường, của quận, của thành phố, của cả xã hội này. Các con phải gồng mình mang chiếc cặp nặng đến 10 kg, phải dậy từ 5h30 sáng và chỉ kết thúc ngày lúc 21h tối khi các 🍃bài tập về nhà đã làm xong (15-16 tiếng mỗi ngày). Các con chỉ còn đúng 8 giờ để ngủ (có khi ít hơn) và ngày mai lại y chang như vậy. So sánh với các nước tiên tiến thế nào? Cha mẹ nhiều khi chẳng cần quan tâm đến, họ chỉ quan tâm nhân cách của con khi đi học về thế nào, trẻ có khả năng tự giải quyết khó khăn hay không, sau này có khả năng tự nuôi bản thân hay không?
Tôi cũng có con mới vào lớp một. Lúc bé học mẫu giáo gia đình cũng không cho c🃏on đi học thêm về chữ hay thứ gì, bé chỉ học ở trường thôi. Thế mà ngày bé học lớp một, cô lại bảo bé viết chậm, viết chữ nhỏ, chữ to. Tôi nói bé mới vào lớp một cần làm quen, từ từ bé bắt nhịp dần mà cô nói sao từ từ được. Phải chă🍌ng ngành giáo dục không dám nhìn thẳng? Những năm 80, tôi học tiểu học đạt được điểm 7 là mừng hết chỗ chê. Giờ các bé phải học 9, 10 điểm thầy cô mới vui. Giờ ở Việt Nam sao dám mơ đến giáo dục ở các nước phát triển? Sẽ đồng hành cùng con, biết thêm cái chữ con số bây giờ là vui lắm rồi.
Do công việc, tôi được tiếp xúc nhiều khách hàng Việt Nam đang định c♐ư lâu năm ở nước ngoài như Phần Lan, Thụy Sĩ, Canada.. Họ thường kể về cuộc sống bên đó và cꦕách con của họ đi học bên đó. Đa phần họ nói bên đó dạy cho trẻ em học rất vui và ít áp lực như Việt Nam. Mỗi tuần chỉ học 5 ngày, trong đó chỉ có 3 ngày là học môn chính còn 2 ngày còn lại là bắt học sinh đi trồng cây, picnic, tham quan bảo tàng, vẽ vời, bơi lội... Nghe rất thích và bên đó học cứ 3 tháng lại nghỉ một tháng.
Cách dạy và học của chúng ta rất máy móc rập khuôn, đúc ra các thế hệ học sinh, sinh viên kiến thức y hệt nhau, chỉ khác nhau ở người giỏi nhớ nhiều và nhanh hơn người dở thôi, chẳng có sự khác biệt, độc đáo ở mỗi cá nhân. Vì họ bị gò bó trong khuôn khổ chương trình dạy và học nên thiếu tư duy sáng tạo đổi mới. Ở lớp, nhiều lúc tôi muốn đưa ra ý kiến, cách giải vấn đề Toán, Lý, Hóa... khác thầy cô bạn bè nhưng rất ngại vì thứ nhất sợ thầy cô trù dập, bạn bè coi mình khác thường vì đi ngược lại với mọi người, không theo các dạng phương pháp giải bài tập của giáo khoa, của thầy cô đưa ra, riết rồi làm bóng tư duy nghĩ ra các cách mới. Tóm lại, như nhà toán họ♋c Descartes từng nói: "Tôi tư duy nên tôi tồn tại", còn với cách giáo dục của chúng 🌃ta nếu tư duy khác số đông và khuôn mẫu định sẵn thì bị xem là không bình thường!
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.