Đồng ý🃏 với Sở Giáo dục TP HCM rằng thay thế sách giáo khoa bằng máy tính điện tử thì học sinh sẽ bớt được gánh nặng phải mang sách vở tới trường, song anh Nguyễn Khắc Quân - phụ huynh có con học lớp 2 và lớp 3 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (Gò Vấp) cũng bày tỏ không ít lo ngại về vấn đề này.
Theo anh Quân, việc mua máy tính bảng cho con không phải là chuyện khó khăn, thậm chí gia đình anh có thể mua máy tốt cho các con dùng. Tuy nhiên điều anh lo lắng là những ảnh hưởng không nhỏ của thiết bị này. "Trẻ con ở lứa tuổi từ lớp 1 đến 3 còn rất mê chơi, nếu đưa máy tính bảng c🐻ho chúng chẳng khác gì sắm máy chơi game cho con. Hơn nữa đối với học sinh, việc phát triển tư duy là rất cần thiết, máy tính bảng không thể thay thế sách giáo khoa", anh Quân bày tỏ quan điểm.
Ngoài việc lo ngại con mình bị nghiện game từ máy tඣính bảng, anh Quân còn cho rằng nếu đưa các thiết bị đắt tiền này cho trẻ nhỏ thì khả năng sẽ xảy ra hàng loạt những hệ lụy khác, mà nghiêm trọng nhất là sẽ trở thành "con mồi" của cướp giật. Hơn nữa với lứa tuổi này các em học sinh c🐼ũng chưa biết giữ gìn bảo quản nên việc mất máy hay hỏng hóc sẽ không tránh khỏi.
Còn chị Mai Lan, có con đang là học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), tỏ ra khó gay gắt: "Việc thay thế sách giáo khoa bằng máy tính b🏅ảng ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và túi tiền của phụ huynh nhưng chúng tôi lại không hề được hỏi ý kiến về việc này. Tôi cho rằng đây là một cách làm thiếuꦫ trách nhiệm. Chúng tôi cần phải biết những tác động từ máy tính bảng đối với con mình. Nó có hiệu quả gì, và mặt trái của nó tới đâu?".
Chị Lan cho biết, cũng là một người làm trong lĩnh vực giáo dục nên rất lo ngại với đề án này của Sở Giáo dục. Trẻ em ở lứa tuổi từ lớp 1 tới lớp 3 là giai đoạn đang phát triển mạnh về khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng. Nếu để các em dính quá nhiều vào tivi, điện thoại hay các thiết bị c🐽ông nghệ hiện đại là không phù hợp.
"Ở nhà vợ chồng tôi khá khó khăn trong việc tách con mình ra khỏi điện thoại và iPad bởi nó dính chặt vào mấy trò chơi điện tử. Chúng tôi phải cố gắng dẫn con đi công viên, sở thú và đọc sách cho con để giúp nó tránh xa những thiết bị công nghệ. Giờ Sở lại đề nghị mua máy tính bảng cho họ♔c sinh chẳng khác nào làm trái với các nguyên tắc giáo dục thông thường", chị Lan chia sẻ.
Khá ngỡ ngàng khi nghe đề cập đến sách giáo khoa điện tử, chị Mai - mẹ bé gái học lớp 2 trường tiểu học An Hội (Gò Vấp) - cho hay, vợ chồng chị đều là công nhân, việc bỏ ra 3-5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con đi họ𒐪c là một vấn đề rất lớn với gia đình chị.
"Vợ chồng tôi lương mỗi tháng chỉ 4-5 triệu đồng, mua một cái m🃏áy là hết luôn một tháng lương, ráng lắm cũng được. Nhưng lỡ nó bị hỏng hay con tôi làm mất thì biết phải làm sao. Trong khi đó nếu con học sách giáo khoa, chúng tôi có thể mua sách cũ hoặc xin từ phụ huynh khác, chi phí mua sách mỗi năm không quá 100 nghìn đồng", chị Mai nói.
Về việc sách giáo khoa điện tꦑử sẽ giúp học sinh tiểu học không phải mang 🔯vác nặng sách vở đến trường, nữ công nhân cho rằng hầu hết học sinh đều được cha mẹ đưa đón từ nhà tới tận cổng trường, các bé chỉ mang cặp từ cổng vào lớp không phải là chuyện khó khăn.
Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên cũng không khỏi băn khoăn trước đề án nghìn tỷ này của Sở Giáo dục TP HCM. “Nội dung đề án 𓄧đưa ra là tốt, song tôi không khỏi băn khoăn”, bà Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bỉm Khiêm (ꦐquận 1) nói.
Theo bà Điệp, trong nội dung đề án đưa ra cần làm rõ các khoản tiền trang bị cho lớp học như hệ thống âm thanh, bảng viết... Nếu đề án đi vào thực hiện, mỗi lớp học sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn nên cần phải bổ sung thêm tai nghe cho mỗi học sinh, tránh tình trạꦇng ảnh hưởng đến lớp khác. Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết giáo viên đã có máy tính xách tay, thay vì trang bị cho mỗi giáo viên một máy tính thì nên chép nội dung vào đó để đỡ tốn chi phí.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa (quận 5) Đinh Kim Phượng thì 🀅cho rằng, việc đưa phòng h💃ọc thông minh vào sử dụng sẽ có hiệu quả tốt với học sinh. Tuy nhiên, việc giảng dạy theo cách này này có ảnh hưởng đến sức khỏe, không gian sống... của các em hay không còn chưa xác định được. Sở cần phải làm rõ những vấn đề này.
Ngoài ra, cần phải có sự tự nguyện từ phụ huynh. Việc lựa chọn mô hình, thiết bị nào cho 🌠phòng học nên để nhà trường tự tính toán nhằm phù hợp với kinh phí của mình chứ không nên cào bằng tất cả các trường với nhau.
Trong khi đó một trưởng phòng giáo dục thì lại cho rằng đề án này chưa tính được khả năng hiệu quả nên cần phải cân nhắc kỹ càng, vạch ra lộ trình cụ thể. "Trước mắt chỉ nên chọn mỗi quận 1-2 trường, mỗi trường 1-2 lớp để làm thí điểm. Sau khi tính toán được hiệu quả, chất lượng từ 💮chương trình thí điểm mới nên mở rộng chứ không nên làm ồ ạt như đề án", vị này nói.
Theo đại diện Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ Giá🍃o dục, đề án chỉ mới đưa ra lấy ý kiến tham khảo, hiện Bộ chưa nhận được báo cáo từ Sở Giáo dục đào tạo TP HCM nên chưa nêu quan điểm.
Cũng theo vị này, nếu muốn đề án được thực hiện, Sở này ph♛ải lấy ý kiến và đư🌟ợc sự đồng tình trước tiên của phụ huynh. Tiếp theo do đề án có nội dung đến sách giáo khoa và đối tượng thí điểm là học sinh, nên phải được sự đồng ý của Bộ. Về phía kinh phí, đề án phải được chính quyền địa phương duyệt thì mới có thể thực hiện.
Nguyễn Loan - Thiên Chương