Vừa ngồi vào bàn làm việc buổi sáng, chị Lưu Thị Nga (phường La Khê, quận Hà Đông) thấy tin nhắn trong các nhóm Zalo hiện lên liên tục. Nhóm báo nộp video Thể dục, Âm nhạc; nhóm nhắc đến hạn nộp bài Mỹ thuật; nhóm gửi bài tập về nhà và thông báo ôn thi học ജkỳ, ♔liên quan đến việc học của hai đứa con lớp một, lớp hai.
Chị vào từng nhóm đọc, sau đó gửi thông tin và nhắc chồng về sớm để quay video thể dục, chụp ảnh bài tập cho con kịp gửi cô g💎iáo.
Theo chị Nga, mỗi con của chị có khoảng 5 nhóm Zalo gồm nhóm phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm để trao đꦍổi các vấn đề chung; nhóm phụ huynh với giáo viên một số môn đặc thù như Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật (do bài tập có nhiều yêu cầu về giao - nhận file dạng video, ảnh, âm thanh); nhóm một chiều chỉ gồm thông báo của cô giáo chủ nhiệm. Ngoài ra, chị còn phải tham gia nhóm chỉ gồm phụ huynh với nhau.
"Thỉnh thoảng, tôi lại thấy tin nhắn. Không đọc thì sợ bỏ lỡ thông tin, nộp bài muộn cho con, đọc thì tôi không tập trung làm được việc. Quá nhiಌều nhóm cũng khiến tôi gặp khó khăn nếu muốn tìm lại một thông báo nào đó",𝓡 chị Nga nói.
Vợ chồng chị Nga chia nhau mỗi người phụ trách một lớp. Thông tin ở lớp của đứa lớn do chồng chị thܫeo dõi, còn chị lo cho cậu út. Nhưng đi làm xa, lại về muộn, chị Nga chỉ nắm thông tin các lớp của con út rồi chuyển cho chồng hỗ trợ. Nhiều hôm hai vợ chồng cãi nhau vì đều bận việc, không đọc tin nhắn và quên lịch học hoặc hạn gửi bài.
"Tôi chủ yếu tập trung vào nhóm có giáo viên để biết cô dặn gì, còn lại không tham gia trao đổi. Một số phụ huynh và﷽o nhóm chat dài làm tin nhắn của cô trôi đi, các bố mẹ khác phải lội lại hết hơi mới tìm được thông tin", chị Nga kể.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng lên từ cuối tháng 4. Sau 3 tháng nghỉ hè, phần lớn học sinh, đặc biệt là cấp 1, trên nhiều địa phương cả nước học online cho đến nay. Do các em khối tiểu học chưa được sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân; còn gặp nhiều hạn chế về thao tác công nghệ, các nhà trường kêu gọi sự hợp tác của phụ huynh với giáo viên trong việc học của con. Một số trường, địa phương triển khai sổ liên lạc điện tử, các app riêng, nhưng do hạn chế về tính năng của các công cụ này, việc trao đổi hai chiều giữa giáo viên và phụ 🧸huynh vẫn chủ yếu diễn ra qua các nhóm chat.
Cũng rơi vào tình trạng như chị Nga, nhưng chị Đặng Hoàng Hà ở quận Tây Hồ phải quản lý nhiều nhóm hơn vì có ba đứa con học lớp 9 và lớp 5. Cô con gái đầu đã có thể tự theo dõi thông báo trên máy ♔tính hoặc điện thoại nhưng nhà trường vẫn yêu cầu phụ huynh để mắt hỗ trợ, nhắc nhở vì các con đang ở độ tuổi dễ xao nhãng. Trong khi đó, cặp sinh đôi nhà chị lại học khác lớp, 📖chưa được dùng điện thoại nên chị phải sát sao với các tin nhắn.
Chị Hà cho hay, ngoài các nhóm để trao đổi thông tin, điện thoại chị còn phải cài các app hoặc công cụ gửi bài khác nhau như Google Drive, A🉐zota hay mail. Trong khi đứa lớn có thể tự nhận và gửi bài tập về nhà, chị thường phải hỗ trợ hai con nhỏ và phần việc này chiếm không ít thời gian của chị mỗi tối. Dịp này -ꦏ khi các trường đang trong quá trình chuẩn bị cho việc thi kiểm tra học kỳ I online - lượng tin nhắn chị nhận được tăng lên rõ rệt, liên quan đến lịch thi chính thức từng môn, lịch thi thử để kiểm tra hệ thống, lịch chia nhóm thi để tránh hiện tượng nghẽn mạng... Chị Hà đánh số và đặt tên các nhóm khác nhau để dễ dàng theo dõi nhưng do quá nhiều, chị vẫn thường bị nhầm.
"Tôi thường bị nhỡ thông tin do không đọc kịp v🍸à bỏ qua deadline, quên đóng tiền học,🐻 nhầm lịch hoặc nộp lộn bài của các con", chị Hà chia sẻ.
Chị Hà hiểu rõ, trong bối cảnh học online, nhà trường rất cần đến sự hỗ trợ của các phụ huynh, đặc biệt là với trẻ tiể﷽u học, lớp 1-2, khi các con chưa được dùng điện thoại, thậm chí chưa có khả năng đọc hiểu yêu cầu bài tập và các thông báo. Tuy nhiên, chị hy vọng có giải pháp tốt hơn vì việc truyền đạt thông tin giữa giáo viên và phụ huynh hiện vẫn thiếu khoa học, gây khó khăn nhất định cho các cha mẹ.
Cũng sử dụng Zalo để liên lạc với phụ huynh, một số giáo viên tìm được giải pháp để hạn chế bớt số lượng nhóm chat. Cô Nguyễn Thị Mai, giáo viên lớp 1 một trường tiểu học ở Hà Đông, thống nhất từ đ🧸ầu năm học với phụ h𒈔uynh về một nhóm trao đổi duy nhất.
Nhóm này sẽ đăng mọi thông báo của nhà trường, lớp, nhắc nhở của cô. Phụ huynh được yêu cầu thả tim hoặc ấn biểu tượng "like" để xác nh🍌ận đã xem tin nhắn và không được phép chat lại. Mọi cuộc bình chọn hoặc lấy ý kiến bố mẹ đều được thℱực hiện tại đây.
"Nếu có quá nhiều nhóm và tin nhắn, phụ huynh sẽ bị ꦰrối, thậm chí không buồn đọc. Tôi quy định, mọi vấn đề cần hỏi, các bố mẹ sẽ nhắn♏ trực tiếp cho tôi. Trong trường hợp có nhiều người hỏi và chung thắc mắc, tôi sẽ trả lời trên nhóm lớp", cô Mai nói.
Theo cô Mai, cô sẽ nhận thông báo từ các giáo viên bộ môn như Thể dục, Âm nhạc hay Mỹ thuật để đăng trong nhóm chung. Video, bài tập của học sinh được 🉐chụp lạ💟i rồi chuyển về một đầu mối cho cô Mai. Cô chủ nhiệm sẽ tập hợp bài, để vào các file ghi tên lớp và gửi lại cho giáo viên bộ môn. Giải pháp này bớt làm phiền phụ huynh nhưng lại thêm việc cho giáo viên chủ nhiệm. Tuy vậy, những giáo viên như cô Mai chấp nhận.
"Tôi áp dụng cách trên nhằm tránh ảnh hưởng quá nhiều tới các bố mẹ, để họ tập🦩 trung vào 😼thông báo của tôi. Cách này khiến thông tin không bị loãng, phụ huynh dễ theo dõi và làm theo", cô Mai cho biết.
Bình Minh