Những ngàyꦬ này, 🌜Nhà hát múa rối nước Thăng Long khá nhộn nhịp khán giả đến xem múa rối, trong đó có nhiều doanh nhân tham dự hội nghị APEC.
Để đón đoàn đặc biệt vào ngày 19/11, Nhà hát đã đầu tư hơn 200🎉 triệu đồng để thay đổi tất cả các ghế cũ. Số chỗ ngồi cũng tăn💞g lên, từ 250 lên tới 300. Thảm đỏ được trải từ hành lang tới phòng diễn. Phòng diễn được trang trí đẹp, khang trang.
Ngoài ra, hệ t🍬hống báo cháy, 15 camera, máy phát điện dự phòng... đã được rà soát kỹ lưỡng.
Lắp đặt nội thất mới để đón đoàn phu nhân đại biểu APEC. Ảnh: Đoàn Loan. |
Buổi diễn phục vụ các phu nhân, phu quân đại biểu APEC sẽ kéo dài khoảng 30-45 phút, gồm 14 tiết mục. Phần lớn là tiết mục dân gian đậm bản sắc văn hóa lúa nước như Tễu giáo trò, Em bé chăn trâu thổi sáo, Đánh Cáo bắt Vịt, Cày cấy tát nước, Đánh bắt cá... Một tiết mục mới được Nhà hát đưa ra trình diễn dịp này là Lễ dâng hương.
Theo ông Vũ Tùng, Phụ trách tổ chức biểu diễn, Nhà hát múa rối Thăng Long, đơn vị đưa Lễ dâng hương vào chương trình nhằm🌱 tưởng nhớ đến tổ tiên của nghề múa rối nước. Ngoài ra, để gợi nhớ đến truyền thống hiếu học của dân tộc, nhà hát đưa vào tiết mục Vinh quy bái tổ, theo các tích truyện diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử G♛iám.
Ông Tùng cho hay, buổi biểu diễn vào chủ nhật tới có quy mô nhất từ trước đến nay với💖 12 nghệ sĩ xuất sắc tham gia biểu diễn, được lựa chọn từ 2 đoàn múa rối của Nhà hát. Các tiết mục đã được Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao xét duyệt và được đích thân phu nhân Chủ🌺 tịch nước Nguyễn Minh Triết tổng duyệt.
Trước khi đến Nhà hát múa rối, các phu nhân, phu nhân lãnh đạo APEC sẽ tham quan Bảo tàng Dân tộc học. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, cho biết, bảo tàng không có chủ trương trang hoàng khác ngày thường để đón đoàn khách APEC, các hiện vật tại đây vẫn được trưng bày như mọi ngày, để du khách tự cảm nhận trong một môi trường văn hóa sâu sắc.
Múa rối nước tại khu ngoài trời Bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: Đoàn Loan. |
Bảo tàng Dân tộc học hiện trưng bày gần 1.000 hiện vật. Khu 🌞vực ngoài trời trưng bày 10 công trình kiến trúc dân gian, trong đó, nhữn✅g khuôn viên nhà người Việt, người Chăm đã được phục dựng hoàn chỉnh.
Những ngày này, số khách nước ngoài đến tham quan bảo tàng khá đông. Đặc biệt, du khách rất quan tâm đến những hiện vật tại phòng trưng bày cuộc sống của Hà Nội thời bao cấp. "Những hiện vật này khắc họa bức tranh toàn cảnh về giai đoạn trước đổi mới và⭕ lý giải tại sao có cuộc đổi mới của chúng ta", ôn✱g Nguyễn Văn Huy nói.
Để giúp du khách cảm thụ tốt hơn văn hóa VN, trong Tuần lễ APEC, B🧔ảo tàng Dân tộc học đã mời những nhóm nghệ nhân từ các làng nghề đến biểu diễn múa rối nước, làm nón, thêu, tranh Đông Hồ... tại khu ngoài trời.
Đoàn Loan