Trả lời:
Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con là tình trạng tử cun🔯g hoặc có thể kèm theo bàng quang hoặc trực tràng sa vào hoặc ra khỏi âm đạo, đôi khi khối sa trực tràng ra khỏi hậu môn. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống cơ sàn c💮hậu quá yếu, không thể hỗ trợ tử cung.
Sa tử cung có thể gặp ở mọi đối tượng phụ nữ, đặc biệt là những người thường xuyên lao động nặng nhọc; là🀅m việc ở tư thế đứng; mang vác vật nặng; phụ nữ có dây chằng thoái hóa hoặc thiếu nội tiết tố thời mãn kinh... Phụ nữ m꧅ang thai và sau sinh cũng dễ bị sa tử cung.
Sa tử cung không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ nhưng sẽ khó chịu trong thai kỳ do gây đau tức vꦰà có khi gây chảy máu cổ tử cung do ma sát bên ngoài.
Phụ nữ đang ở giai đoạn đầu của sa tử cung có thể khô🗹ng gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, phụ nữ bị sa vừa hoặc nặng sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng tử cung và xuất hiện các triệu chứng như: cảm giác áp lực trì nặng, tức đè lên vùng chậu như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ; đau hoặc gặp khó khăn khi quan hệ tình dục; tử cung nhô ra ngoài âm đạo; táo bón; khó khăn khi đi tiểu; đau lưng dưới.
Để tránh sa tử cung, phụ nữ nên hạn chế khuân vác vật nặng, cần bê đồ đú꧒ng tư thế. Bạn có thể sử dụng xe đẩy thay vì xách giỏ khi mua sắm. Trong thời gian ở cữ, nên thận trọng khi sử dụng dịch vụ massage sau sinh. Việc này cần được thực hiện bởi nhà trị liệu chuyên nghiệp để giúp cơ thể phục hồi đúng cách và thải sản dịch trong tử cung ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập các bài tập cơ sàn chậu như: bài tập kegel, yoga.
Việc lựa chọn phẫu thuật thường chỉ dành cho những phụ nữ không cần sinh thêm con. Điều này không phải vì phẫu thuật sẽ khiến bạn vô sinh mà vì những lần mang thai trong tương lai có thể khiến bạn dễ bị sa tử cung hơn. Với những người bị sa tử cung, quá trình mang thai sẽ cần được theo dõi chặt chẽ để 🌺ngăn ngừa các biến chứng khi sinh khiến sa tử cu𒁏ng trở nên nặng nề hơn.
ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm
Chuyên gia sàn chậu, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM