Em bị tăng áp mạch phổi dẫn đến suy tim, đã bít thông liên nhĩ hơn 2 năm trước. Hiện tại, em ngày càng mệt hơn, làm việc rất khó khăn, kể cả trong sinh hoạt hằng ngày nhiều khi phải có người giúp đỡ. Em 26 tuổi, chưa lập gia đình, mong bác sĩ tư vấn trường hợp của em có điều trị khỏi hay không. (Phương)
Trả lời:
🦹ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, Phó khoa Điện sinh lý và Loạn nhịp tim, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khi bệnh nhân bị tăng áp phổi nếu đã xác định đúng nguyên nhân do thông liên nhĩ thì tùy vào giai đoạn bác sĩ sẽ can thiệp trước khi hậu quả diễn ra. Nếu bệnh nhân tăng áp phổi mức độ nhẹ thì phẫu thuật sẽ đem lại kết quả tốt, tim có thể giống như người bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân phát hiện dị tật bẩm sinh tim như thông liên nhĩ tiến triển nhanh, suy tim nhiều. Lúc này, điều trị bệnh chỉ là sửa chữa một phần và có nhiều nguy cơ khác.
🔴Bác sĩ Khiêm Thao chia sẻ thêm, việc điều trị tăng áp phổi không đơn giản và hiện nay chỉ có một số thuốc hạn chế để làm giảm mức độ tăng áp phổi nhưng chỉ ở mức độ giới hạn, chứ không trở về bình thường vì đây là diễn tiến tự nhiên của bệnh. Thông tin em đưa ra còn quá ít, chủ yếu là em có triệu chứng suy tim. Do đó, tôi khuyên em nên đánh giá lại toàn diện để xem xét có thể khắc phục được hay không, những nguyên nhân nào có thể cải thiện.Em cần làm xét nghiệm máu xem mức độ hemoglobin, chức năng thận và gan, tình trạng suy tim trên mặt cơ.
🅰Đo điện tâm đồ, chụp X-quang phổi và siêu âm lại tim giúp xem xét buồng thất có giãn quá hay chưa, chức năng tâm thất trái và tâm thất phải có tương xứng với nhau hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị để em giảm cảm giác mệt, suy tim, cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại. Em nên đến bệnh viện thăm khám sớm vì đã có triệu chứng. Bác sĩ sẽ tìm cách để tìm những nguyên nhân có thể can thiệp được, cải thiện triệu chứng suy tim cho em.
🍨PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ thêm, quả tim có 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Thông thường các vách này kín, nếu khi sinh ra có lỗ thủng vách liên nhĩ gọi là thông liên nhĩ. Thông liên nhĩ thường không gây tăng áp phổi. Đôi khi, bác sĩ cũng gặp trường hợp rất đặc biệt: bệnh nhân có thông liên nhĩ, bác sĩ làm siêu âm không thấy có tăng áp động mạch phổi. Bác sĩ cho bít bằng phẫu thuật. Sau khi bít xong, vài năm sau, bệnh nhân bị tăng áp phổi. Bác sĩ cũng cảm thấy buồn cho người bệnh vì thường triệu chứng rất nhiều. Áp lực động mạch phổi thường chỉ 20 mmHg nhưng có trường hợp lên đến 100 mmHg và sẽ gây ra suy tim phải.
ꩲTheo bác sĩ Vinh, nếu là phụ nữ, trước khi lấy chồng, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân đưa chồng đến để bác sĩ chia sẻ về tình trạng bệnh. Vì người phụ nữ tăng áp động mạch phổi nguyên phát không nên có con. Nếu mang thai thì thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ hoặc người mẹ có thể tử vong (50% người mẹ tử vong trong một tuần sau đó). Đây là những điều bác sĩ cần tư vấn rõ cho người bệnh. Hiện nay không có thuốc nào chữa khỏi bệnh này. Ở nước ta chưa có trường hợp ghép tim và phổi, nước ngoài có trường hợp ghép nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Với bệnh của em, em không làm việc nặng, chọn làm nghề ít nguy hiểm, khi lập gia đình không nên mang thai.
Ngọc An