♎Bà Jeanne, 63 tuổi, là một trong số nhiều phụ nữ Cameroon, quốc gia ở Trung Phi, sử dụng các sản phẩm làm trắng da gây tranh cãi. Chúng đã bị chính phủ Cameroon cấm lưu hành sau làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
♎"Tôi cảm thấy xấu hổ khi người ta nhìn mình", người phụ nữ làm nghề buôn bán ở thủ đô Yaounde bày tỏ.
♔Sau khi một nốt tổn thương xuất hiện trên mặt hơn 5 tháng, bà đi khám và được chẩn đoán mắc một trong số các bệnh ung thư da phổ biến nhất. Bác sĩ cho hay căn bệnh liên quan tới việc bà sử dụng sản phẩm làm trắng da trong 40 năm qua.
🌳Jeanne, giống hàng triệu người trên toàn thế giới, sử dụng mỹ phẩm làm trắng da với mong muốn có làn da sáng "đáng mơ ước", lời quảng cáo mà ngành công nghiệp làm đẹp thường sử dụng.
☂Theo Hiệp hội Da liễu Cameroon (Socaderm), số liệu thống kê năm 2019 cho thấy gần 30% người dân ở Douala, thủ phủ kinh tế của Cameroon, và gần 1/4 nữ sinh sử dụng các sản phẩm làm trắng da.
🌳Đối với những người như Annette, một sinh viên 20 tuổi, hậu quả mà mỹ phẩm làm trắng da để lại rất nặng nề. Cô cho hay thường xuất hiện vết đỏ trên mặt, bong tróc da, thậm chí bỏng da.
🐎"Dưới cái nắng gay gắt, mặt tôi nóng rực và buộc phải ngừng sử dụng kem bôi da", cô nói.
𒊎Ở Cameroon, các sản phẩm mang tên "Trắng tức thì" hay "Siêu trắng" nổi bật trên kệ bán hàng với hình ảnh quảng cáo những phụ nữ có làn da trắng sáng.
ꦬCơn thịnh nộ bắt đầu từ mùa hè, sau khi người dùng mạng xã hội chỉ trích nghị sĩ Nourane Fotsing vì mở công ty bán các sản phẩm làm trắng da. Nhiều sản phẩm trong số đó chưa được kiểm nghiệm và chứa các loại hóa chất gây ức chế sản xuất melanin, vốn được cơ thể sản sinh khi da tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời.
🔯Một trong những hóa chất đó là hydroquinone, bị cấm sử dụng ở châu Âu từ năm 2001 vì nguy cơ gây ung thư và đột biến gene. Bộ Y tế Cameroon ngày 19/8 cấm nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm, vệ sinh cá nhân có chứa những chất nguy hiểm như hydroquinone và thủy ngân.
💎Hydroquinone là một trong những chất được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm làm trắng da ở Cameroon, theo nghiên cứu năm 2019 của Đại học Yaounde.
𝕴"Chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân than phiền vì các triệu chứng liên quan giảm sắc tố da mỗi ngày", Alain Patrice Meledie Ndjong, bác sĩ da liễu tại một bệnh viện ở Douala, nói.
✱Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỹ phẩm làm trắng da rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi, châu Á và vùng Caribe. Khách hàng có cả phụ nữ và đàn ông, cũng như những người da sẫm màu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các sản phẩm làm trắng da khác bao gồm thuốc, viên nén, thậm chí thuốc tiêm truyền.
🙈Ndjong cảnh báo một số chất khi vào cơ thể có thể gây tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc suy gan, suy thận. Bất chấp những cảnh báo, nhiều khách hàng vẫn tin rằng mình sẽ xinh đẹp hơn sau khi sử dụng kem làm trắng da.
﷽"Tiêu chuẩn về vẻ đẹp do truyền thông, quảng cáo và tiếp thị tuyên truyền lâu nay đã củng cố thành kiến rằng da sáng màu đẹp hơn da sẫm màu", ông nói.
🐷Nhà xã hội học Achille Pinghane Yonta, Đại học Yaounde, cho rằng lý do các loại kem làm trắng da vẫn được ưa chuộng là do tâm lý "muốn có vẻ ngoài giống như người phương Tây". "Đây là quan điểm từ xưa. Thậm chí, ở một số vùng, của hồi môn của phụ nữ có làn da sáng thường nhiều hơn người da sẫm màu", ông nói.
♌Nhưng cô gái Pascaline Mbida có cảm nhận khác. "Tôi nhận thấy đàn ông bị thu hút bởi phụ nữ có làn da sáng hơn. Tôi càng xác nhận điều này khi đi làm trắng da. Trước đây tôi không được chú ý như thế", cô nói.
🐟Nhưng chi phí làm đẹp cũng khiến Mbida đau đầu vì cô đang thất nghiệp. Mỗi tháng, cô mất 45 USD cho tiền mỹ phẩm, trong khi mức lương tháng tối thiểu ở Cameroon là 55 USD.
🥀WHO năm 2019 cho hay "ngành công nghiệp làm trắng da là một trong những ngành phát triển nhất thế giới", ước tính trị giá 31,2 tỷ USD năm 2024. Thị trường mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân ở Cameroon tăng 7% năm 2020 và trị giá khoảng 580 triệu USD.
🎶Từ khi chính phủ Cameroon ban lệnh cấm các sản phẩm làm trắng da chứa hóa chất nguy hiểm, cảnh sát đã tiến hành nhiều đợt truy quét. Tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn có thể dễ dàng mua kem làm trắng da ở chợ đen.
Hồng Hạnh (Theo AFP)