Tôi là tác giả của bài viết "𝓰Con cái không phải lý do để phụ nữ không sự nghiệp🐟". Ở đây, tôi không hề coi thường việc chăm con, vì tôi cũng được mẹ sinh ra, nuôi lớn, nhưng thứ tôi muốn nói là "thu nhập cao hay thấp phần nhiều bị ảnh hưởng bởi năng lực" chứ đôi khi không nằm ở việc có con, có gia đình hay chưa? Vì nhiều người có 2-3 đứa con vẫn có thu nhập cao.
🦩Nhưng một bộ phận phụ nữ ngày nay vẫn lấy con cái làm lý do để bỏ bê sự nghiệp. Có người chồng yêu cầu đi làm để đỡ đần kinh tế nhưng lại lấy con ra làm lá chắn. Trong khi thời gian nghỉ thai sản ở Việt Nam chỉ có sáu tháng, sau thời gian đó, rất nhiều phụ nữ phải đi làm theo đúng luật lao động. Nên chồng có đề nghị vợ đi làm để cùng san sẻ kinh tế cũng không phải là điều đáng trách.
Tôi biết, vừa đi làm vừa nuôi con nhỏ rất nhiều áp lực: từ công việc, từ việc chăm con... Nhiều người không chịu nổi áp lực kép𒆙 đó, nên chọn ở nhà, rồi bao biện bằng các lý do khác như: "Đàn ông đẻ đi để biết nỗi khổ của phụ nữ". Tôi rất dị ứng với câu này, dù tôi là phụ nữ.
Người phụ nữ nên có công việc riêng, có thu nhập để cùng đóng góp về tài chính với chồng. Còn cô nào là đại tiểu thư, xuất thân từ gia đình giàu có, có thu nhập thụ động tài sản thừa kế của bố mẹ thì tôi không nói tới, nhưng số này rất ít. Còn những trường hợp con bị bệnh bẩm sinh thì mẹ mất 10-20 năm đồng hành cùng con, chăm sóc con từng ly từng tí thì đó là những trường hợp đặc biệt rồi. Nếu em bé khỏe mạnh, thì khi con từ 18-24 tháng, mẹ nên cho con đi học để đi làm trở lại. Có một thực tế là những người phụ nữ có thu nhập cao, thường chọn đi làm ngay sau sáu tháng nghỉ thai sản.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚTôi thích đi làm để có sự nghiệp của riêng mình, đâu cứ phải mẹ đi làm là nuôi con không tốt, đâu phải vợ đi làm lương 20-30 triệu là chồng sẽ dễ ly hôn? Tôi thấy đi làm khiến bản thân tôi cân bằng hơn trong cuộc sống, có nhiều mối quan hệ hơn. Nếu hôn nhân xảy ra bất trắc, tôi sẽ tự lập tốt hơn. Còn nếu ai thấy ở nhà mà cuộc sống vẫn ổn thì cứ việc làm vì mỗi người một quan điểm.
>> Sai lầm khi phụ nữ hy sinh sự nghiệp để chăm con
Bố tôi mất khi hai chị em tôi mới 11 và 12 tuổi, nếu mẹ tôi không cố gắng phấn đấu trong công việc, chăm chỉ làm ăn buôn bán thì hai chị em tôi đã không được học hành và sống trong vật chất đầy đủ như bây giờ. Có lẽ do tôi được nuôi dưỡng bởi một người phụ nữ độc lậpꩲ, nên tôi thích độc lập. Còn người không cố gắng hết mình trong công việc, giao cuộc sống của mình vào tay một người khác thì chính là họ tự đẩy mình vào thế khó. Vì vợ chồng hôm nay có thể là người thân, nhưng ngày mai lại là người dưng.
﷽Tôi biết nhiều người đàn ông gồng gánh phần lớn kinh tế, khi công việc bất lợi họ vô cùng lo lắng vì vợ chỉ ở nhà nội trợ hoặc lương quá thấp, không cáng đáng nổi. Tôi vẫn đang cố gắng phát triển sự nghiệp riêng để ít nhất khi công việc của chồng gặp bất lợi, tôi có thể nói với anh ấy rằng: "Anh đừng lo, vẫn có em ở đây, em vẫn lo được cho hai con. Công việc khó khăn quá anh cứ nghỉ ngơi một thời gian rồi tìm việc khác".
Thử hỏi một người đàn ông gánh vác phần lớn kinh tế trong gia đình thì họ có vui vẻ không? Một khi bản thân phụ nữ không làm ra tiền𒁏, thì người đó cũng xem thường chính mình và thấy tự ti chứ không cần xem thái độ của chồng thế nào? Còn chồng giỏi giang, vợ ở nhà nội trợ hoặc đi làm với mức lương thấp mà vẫn được chồng coi trọng là chuyện rất hiếm. Đó chỉ là do họ may mắn mà thôi.
Anh LQ
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.