"Em nói hoài mà cô ấy cứ thức khuya, không biết có ảnh hưởng gì đến bệnh động kinh và cái thai không?", anh Lê Văn Năm, 30 tuổi, ở💃 Long An, cuống quýt hỏi vị bác sĩ chuyên khoa thần kinh đang điều trị cho vợ mình.
Cách đây 4 năm, anh Năm và chị Hồng tình cờ gặp rồi yêu nhau. Lúc đó, chị đã mắc bệཧnh động kinh, có khi mỗi tháng co giật vài lần. Anh từng tận mắt chứng kiến chị lên cơn, tay chân co quắp, mắt trợn lên, miệng la ơi ới, nước bọt trào ra, cơ thể rũ rượi...
Khi gia đình hai 𒉰bên biết mối quan hệ này, họ❀ đã ngăn cản quyết liệt, không cho anh chị yêu nhau vì sợ cả hai sẽ khổ. Thế nhưng, anh vẫn cứ yêu. Họ kết hôn đã được hai năm. Bảy tháng nay, anh đều đặn đưa vợ lên TP HCM để khám bệnh và kiểm tra thai.
Bác sĩ Lê Văn Tuấn, Bộ môn Thần kinh, Đại học Y dược TP HCM, cho biết, ông từng𝕴 khám cho nhiều nữ bệnh nhân động kinh mà người "tháp tùng" là chồng hoặc người yêu của họ. Có đôi cùng nhau đi gặp bác sĩ từ lúc đang yêu đến lúc kết hôn. Ngoài việc khám bệnh, họ còn nhờ bác sĩ tư vấn kế hoạch sinh em bé an toàn.
B🧜ác sĩ Tuấn khẳng định, phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể lấy chồng, sinh con, dù căn bệnh sẽ gây một số khó khăn khi mang thai.
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thụ thai của phụ nữ bị động kinh giảm so với người bình thường, chủ yếu do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có trứng, đa nang buồng trứng, có bất thường về hoóc môn. Tuy nhiên, khi đã thụ thai và được kiểm soát tốt, hơn 90% phụ nữ bị bệnh này đều sinh em bဣé bình thường và khoẻ mạnh. 10% còn lại có thể gặp các nguy cơ như chảy máu tử cung, thai nhi bất thường, bị sẩy thai hoặc thai chấn thương, tử vong khi chào đời... do ảnh hưởng của thuốc chống động kinh.
Để giảm các nguy cơ trên, các thai phụ bị động kinh cần biết cách chăm sóc bản thân. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước và trong khi mang thai để kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc đang dùng; cũng như phát hiện và xử lý nhữ🧜ng bất thường có thể xảy ra. Hằng tháng, nên báo cáo cho bác sĩ diễn biến những cơn co giật.
Thai phụ n🦄ên uống vitamin có a-xít folic trước khi sinh, tối thiểu 0,4 mg/n💃gày. Chất này có thể giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ở thai nhi đối với những người mẹ đang dùng thuốc chống động kinh.
Ở tháng cuối cùng, thai phụ nên dùng thêm vitamin K vì một số thuốc chống động ꦜkinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể. Họ c𝄹ũng phải tránh uống cà phê, rượu...
Khi mang thai, người bệnh phải cố gắng nghỉ ngơi và ngủ nhiều, t🗹ranh thủ tập thể dục mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ cũng cần đến bác sĩ sản khoa để kiểm tra thai kỳ ꦚngay từ đầu, nhằm sớm phát hiện các bất thường của thai nhi.
(Theo Tiếp Thị & Gia Đình)