Quyết định này được đưa ra sau khi Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đe dọa sẽ đình chỉ Iran vì chính sách gây tranh cãi chỉ cho phép nam giới tới sân vận động. Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo đã cấm khán giả nữ tới các sự kiện thể thao trong khoảng 40 năm, với quan điểm rằng họ nên tránh xa khu vực vốn chỉ dành cho🎃 nam giới.
FIFA tháng trước đã yêu cầu Iran cho phép phụ nữ tự do tới sân vận động mà không bị hạn chế về số lượng. Đề nghị của FIFA được đưa ra sau khi một fan nữ được gọi là "Cô gái Màu xanh", đã tự thiêu vì sợ bị bỏ tù khi cải trang 🤪nam giới để có thể tham dự mꦜột trận đấu.
Hiện phụ nữ Iran đã dễ dàng có được tấm vé tha🐭m dự vòng loại World Cup 2022 giữa Iran và Campuchia tại sân vận động Azadi ở Tehran ngày 10/10. Đợt mở bán đầu tiên đã hết vé trong vòng một giờ và lượng vé bổ sung cũng hết trong khoảng thời gian ngắn, truyền thông Iran đưa tin hôm 8/10.
Một quan chức của Bộ Thể thao Iran cho biết sân vận động Azadi với sức c🦩hứa 100.000 người đã sẵn sàng đón tiếp nhiều fan nữ hơn nữa. "Tôi vẫn chưa tin điều này sẽ xảy ra bởi sau rất nhiều năm công tác ở lĩnh vực này, tôi chỉ được xem mọi thứ qua tivi, giờ tôi đã có thể trải nghiệm trực tiếp", phóng viên thể thao Raha Poorbakhsh, một trong 3.500 fan nữ có tấm vé tham dự trận đấu ngày mai cho biết.
Những người hâm mộ nữ may mắn được đến sân vận động Azadi ngày mai sẽ được cách ly khỏi khu vực nam giới và được 150 nữ c🌺ảnh sá🧜t giám sát.
Người dân Iran hoan nghênh quyết định cho phép phụ nữ tới sân vận động. "Tôi muốn phụ nữ tự do như đàn ông, có thể tự do đi lại hay thậm chí ngồi cạnh nhau mà không có bất cứ hạn chế nào, giống như ở quốc gia khác", người phụ nữ tên Hasti cho hay. Nader Fathi, chủ một doanh nghiệp may mặc, cho biết sự💯 hiện diện của phụ nữ có thể cải thiện bầu không khí trong các sân vận động.
Lệnh cấm phụ nữ tới sân vận động là luật b🦩ất thành văn ở Iran song được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm✃ 1979, phụ nữ nước này rất hiếm khi được đến các sân vận động.
Ngọc Ánh (Theo AFP)