Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản N, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM, cho biết cơ🅷 thể người mẹ còn quá trẻ sẽ chưa phát triển đầ🗹y đủ, xương chậu chưa nở tốt, dễ bị sang chấn khi sinh. Các bà mẹ trẻ cũng chưa sẵn sàng về tâm sinh lý nên dễ sảy thai, thai yếu, sinh non.
"Độ tuổi làm ♛mẹ tốt nhất khi cơ thể phát triển toàn diện để đảm nhiệm khả năng sinh sản tốt, có kiến thức, định hình tính cách, ổn định tâm lý, tự tin vào bản thân và độc lập về tài chính", 👍bác sĩ Hà nói.
Phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang thai giảm so 𓆉với độ tuổi dưới 30. Ở độ tuổi 25, nguy cơ sinh con bị down và các hiện tượng đột biến gene chỉ nằm trong khoảng là 1/1.250. Tỷ lệ này là 1/400 ở độ tuổi 35 và tăng lên mức 1/109 với phụ nữ sinh con tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32. Do đó, độ tuổi mang thai tốt nhất trung bình khoảng 22 đến 33 tuổi.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyếtꦑ, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, ngoài tuổi tác, phụ nữ cần có sức khỏe tốt để thai kỳ phát triển ổn định, trẻ sinh ra được khỏe mạnh.
Những bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu và đặc biệt là bệnh phụ khoa như u buồng trứng, viêm sinh dục... cần điều trị trước khi mang thai. Từ đó giúp phòn🧸g tránh những nguy 🧸cơ trong thai kỳ như sảy thai nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh.
Bác sĩ Tuyết khuyên phụ nữ trước khi mang thai nên kiểm tra sức khỏe tổng quát và quan tâm đến vấn đề cân nặng. Phụ nữ quá gầy (chỉ số cơ thể BMI nhỏ hơn 18) thường si🌃nh non, trẻ nhẹ cân. Phụ nữ thừa cân sinh con có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.