Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Cuộc sống 'tầm gửi' của phụ nữ ở nhà chồng nuôi". Là một phụ nữꦇ, tôi cho rằng ai cũng nên có một công việc, sự nghiệp của riêng mình, để ít nhấ🐷t bạn có thể kiếm được một khoản tiền nhất định mỗi tháng.
Nếu bạn là người không có mưu cầu quá cao trong sự nghiệp, không đòi hỏi ꧒bản thân phải có chức tước này kia, thì bạn có thể hài lòng với một công việc bình thường, kiếm mức lương trung bình khoảng bảy, tám triệu đồng một tháng cũng không sao. Vì không phải ai cũng có khả năng kiếm nhiều tiền. Hơn nữa, nếu chồng bạn đã là trụ cột kinh tế, làm ra nhiều tiền, thì chắc chắn sẽ rất bận. Nếu người vợ cũng bận nốt, thì lấy ai chăm lo con cái?
Theo tôi, chuyện người vợ ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, chỉ nên kéo dài trong khoảng thời gian từ một đến ba năm sau khi sinh con, tức là trước khi con đi học mẫu giáo. Bởi từ độ tuổi đó, các con đã lớn hơn, có thể tự túc nhiều thứ, việc chăm con lúc này sẽ không quá vất vả như trước nữa. Khi đó, nếu người mẹ vẫn chỉ ở nhà chắc chắn sẽ sinh ra nhàm chán, u uất. Không những thế, ra ngoài đi làm còn là cách để kết bạn, giao lưu với người khác, giúp phụ nữ nâng giá trị của bản thân lên, để không bị thụt lùi, lạc hậu.
Một người chị của tôi lấy chồng và đã có bốn đứa con. Mỗi tháng, gia đình chị chi tiêu khoảng 60-70 triệu đồng. Chồng chị có sự nghiệp tốt nên vẫn lo dư khoản này, nhưng chị vẫn muốn được đi làm, bởi các con lúc này đã lớn, bé út đã năm tuổi, bé lớn 16 tuổi. Các con đã có thể giúp mẹ được việc nhà, lại đi🃏 học cả ngày, nên không cần mẹ phải ở sát bên cạnh 24/24 nữa.
Tất nhiên, vẫn sẽ có những người phụ nữ ở nhà chồng nuôi 100% nhưng vẫn được yêu chiều, và cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi cho rằng số người may mắn như vậy không nhiều. Trong số những người bạn của tôi, cứ mười người ở nhà nội trợ thì đến bảy, tám người kêu rằng vợ chồng lục đục vì chuyện tiền nong, bị chồng coi thường, dù mới chỉ lấy nhau được khoảng 5 năm. Điều đáng nói là họ đang có con nhỏ ở tuổi mẫu giáo, không có ông bà hỗ trợ, mẹ vì quá thương con, không muốn để con ở nhà với người giúp việc nên chấp nhận nghỉ việc ở nhà chăm con, chứ không phải họ lười lao động. Vậy nhưng cũng vận phải chịu cảnh bị coi thường vì ở nhà.
Vậy nên, tôi vẫn ủng hộ việc phụ nữ nên đi làm, có sự nghiệp riêng, có nguồn thu tài chính riêng. Chỉ trừ trường hợp hai vợ chồng đã có thỏa thuận rõ ràng, thống nhất việc người vợ sẽ ở✃ nhà nội trợ, và bản thân người phụ nữ cũng phải vui vẻ với lựa chọn đó. Cộng thêm đó, tình cảm và điều kiện tài chính của họ phải được đảm bảo khi chỉ có người chồng đi làm kiếm tiền. Chỉ sợ rằng, người chồng nói mà không giữ lời, lúc con ốm đau, vợ yêu cầu san sẻ việc nhà, cùng chăm con thì lại ngại, thoái thác, hạch sách, coi vợ là kẻ dưới, còn mình là người trên. Lúc đó còn bất hạnh hơn nhiều.
Chắc sẽ có người thắc mắc vì sao phụ nữ Nhật Bản vẫn có thể hạnh phúc khi chủ yếu ở nhà nội trợ? Câu trả lời là vì đàn ông Nhật Bản đưa hết lương lương và đóng bảo hiểm đầy đủ cho vợ, coi nội trợ tại gia cũng như một công việc bình thường bên ngoài vậyꦆ. Như vậy, người vợ vẫn có thu nhập, chính là lương mà chồng đưa cô ấy, nên vẫn không hề bị giảm mất giá trị trong gia đình.
Nói tóm lại, phụ nữ có thể ở nhà, nhưng nhất định không được "để chồng nuôi". Phụ nữ chỉ nên ở nhà khi việc nội trợ của họ vẫn coi là đóng góp sức lao động. Bằng không, hãy ra ngoàiཧ, tìm kiếm công việc, sự nghiệp, thu nhập cho riêng mình để khẳng định giá trị của bản thân.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.