Tranh tuổi đời gần 680 năm, là một trong cổ vật số phận ly kỳ, trải qua nhiều sóng gió nhất trong lịch sử mỹ thuật. Tác phẩm hiện bị chia làm hai phần, một phần được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc, nửa còn lại ở Bảo tàng tỉnh Chiết Giang. Dù không trọn vẹn, Phú Xuân sơn cư đồ vẫn là một tronไg 10 bức tranh cổ đại quý giá nhất Trung Quốc.
Tác phẩm của họa sĩ Hoàng Công Vọng (1269-1354) thời Nguyên, vốn được vẽ trên sáu tờ giấy, ghép lại thành cuộn. Tổng chiều dài tranh khoảng 7 m, caoဣ 33 cm.
Hoàng Công Vọng giỏi thư pháp, thơ ca, am tường âm luật. Thời trung niên, vì bị người khác làm liên lụy, ông phải vào tù, chấm dứt đường công danh. Tuổi ngũ tuần, Hoàng Công Vọng ẩn cư ở bờ sông Phú Xuân (tỉnh Chiết Giang), học vẽ tranh sơn thủy. Khi nổi danh thiên hạ, ông đã ở tuổi bát tuần. Họa sĩ dồn tất cả kiến thức tích lũy của cuộc đời vào Phú Xuân sơn cư đồ. Tác phẩm được đánh giá là bức t🏅ranh sơn thủy đạt trình 💜độ cao nhất trong nền mỹ thuật cổ đại.
Theo China Culture, họa sĩ miêu tả cảnh hai bờ sông Phú Xuân với núi non trùng điệp, sông nước tú lệ. Không gian xa và gần, cao và thấp hiện lên sống độn𒀰g, thiên biến vạn hóa, tạo cảm giác choáng ngợp.
Sau khi hoàn thành, Hoàng Công Vọng đề tên, tặng cho sư đệ của ông ở Toàn Chân giáo là Trịnh Xư (tự Vô Dụng). Từ đó, tác phẩm bắt đầu chặng đường 600 năm sóng g🦂ió.
Thời Minh, tranh về tay thư pháp gia Thẩm Chu, ông đưa cho một người bạn nhờ đề bạt lên tranh. Nhưng con trai của người bạn nảy sinh lòng tham, lén mang tranh đi bán, nói dối Thẩm Chu là tranh bị mất cắp. Nhà thư pháp khóc vì tiếc nuối, hối hận. Sau đó, theo trí nhớ, ông vẽ lại một bản Phú Xuân sơn cư đồ.
Một thời gian dài tiếp theo, không ai biết tung tích tác phẩm. Đến thời vua Gi🐓a Tĩnh (Minh Thế Tông), bảo bối thuộc sở hữu của họa sĩ, nhà sưu tầm An Thiệu Phương (1548-1605), tới cuối thời Minh, Đổng Kỳ Xương - nhà sưu tầm lớn nhất đương thời - mua được bút tích của Hoàn🐓g Công Vọng.
Thời Thuận Trị triều Thanh, tranh thuộc về Ngô Hồng Dụ (1598-1650) - con cháu gia tộc giàu có. Ông nâng niu tác phẩm, khi phải chạy nạn, Ngô Hồng Dụ chỉ mang theo Phú Xuân sơn cư đồ và một tác phẩm khác - Thiên tự văn, ra đời từ thời nhà Tùy.
Năm 1650, Ngô Hồng Dụ bệnh nặng, dặn người nhà đốt Phú Xuân sơn cư đồ và Thiên tự văn để chôn cất cùng thi thể ông. Sau khi Ngô Hồng Dụ qua đời, người thân của ông đốt Thiên tự văn trước, dự định ngày hôm sau thiêu cháy Phú Xuân sơn cư đồ. Khi tác phẩm bị nhét vào lửa, cháu trai của Ngô Hồng D𒅌ụ - Ngô Tĩnh Am - khều bảo vật ra, dập lửa. Ngô Tĩnh Am đốt bức tranh khác thay thế.
Cổ vật được cứu nhưng bị cháy vài chỗ, chia làm hai mảnh một to một nhỏ. Phần đầu nhỏ hơn nhưng khá hoàn chỉnh, được người sau gọi là Thặng sơn đồ. Phần sau dài nhưng hư hại và phải sửa chữa nhiều, được gọi là Vô Dụng sư.
Tr🎃anh liên quan đến câu chuyện kinh điển trong làng giám định cổ vật
Thặng sơn đồ và Vô Dụng sư qua tay nhiều người. Năm 1746, vua Càn Long chi hai nghìn lượng bạc mua một bản Vô Dụng sư.
Trước đó một năm, Càn Long từng mua một bức y hệt. Sau thời gian ngẫm nghĩ, nghiên cứu, Càn Long nhận định bức mua năm 1745 là thật, bức mua sau là giả. Ông lý giải mua bản Vô Dụng sư năm 1746 vì "dù là đồ giả, nó rất đẹp".
Nhưng thực ra, bức Càn Long mua năm 1745 là của một họa sĩ cuối thời Minh mạc lại. Bản nhà vua chi hai nghìn lượng꧅ bạc để có được chính là bút tích của Hoàng Công Vọng. Các đại thần biết Càn Long bị lừa nhưng không ai dám nói ra. Tới năm 1816, thời Gia Khánh, họa sĩ triều đình mới trả lại danh phận thật - giả cho hai bức Càn Lo🍬ng mua về.
Kết luận giám định của Càn Long sai lầm nhưng nhờ ông, một phần của Phú Xuân sơn cư đồ vào cung, được đảm bảo an toàn trong gần 200 năm sau. Năm 1949, cả hai bản thật, giả đều được vận chuyển tới Bảo🔯 tàng Cố cung Đài Bắc, Đài Loan.
Trong khi đó, nửa nhỏ hơn của bức tranh - Thặng sơn đồ - được họa sĩ cận đại Ngô Hồ Phàm mua về, cất giữ. Hay tin Ngô Hồ Phàm có báu vật, ông Sa Mạnh Hải, làm việc ở Bảo tàng tỉnh Chiết Giang, nhiều lần tì🐻m Ngô Hồ Phàm thương lượng.
Sa Mạnh Hải khuyên Ngô Hồ Phàಞm để quốc🌊 gia lưu trữ vì tác phẩm khó bảo quản. Họa sĩ vốn không định chuyển nhượng nhưng vì cảm động trước thành ý của Sa Mạnh Hải, ông chấp nhận chia tay bảo bối.
Năm 2011, Bảo tàng Cố cung Đài Loan và Bảo tàng tỉnh Chiết Giang hợp tác, lần đầu triển lãm cả hai phần Thặng sơn đồ và Vô Dụng sư. Sau 360 năm, hai nửa bức tranh tương phùng.
Nghinh Xuân