Mang tên "Quý bà bí ẩn", xác ướp người phụ nữ mang thai đầu tiên trên thế giới được phân tích vào năm ngoái bởi một nhóm nghiên cứu tại Ba Lan. Họ cũng phát hiện phôi thai trong bụng xác ướp và cho rằng người phụ nữ qua đời khoảng 2.000 năm trước trong khi đang mang thai ở tuần thứ 28. Nhiều khả năng người phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30. Các ꦐchuyên gia sử dụng hộp sọ của xác ướp để tạo ra hai hình ảnh hé lộ chân dung cô gái khi còn sống vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, Ancient Origins hôm 11/11 đưa tin.
Theo Chantal Milani, nhà nhân chủng học pháp y ở Italy, thàn𝓰h viên Dự án xác ướp Warsaw, xương người đặc biệt là hộp sọ cung cấp nhiều thông tin về gương mặt của một cá nhân. Giống như nhiều bộ phận giải phẫu khác, hộp sọ mang tính riêng biệt, cho thấy một loạt tỷ lệ kích𒅌 thước và hình dáng trên gương mặt. Yếu tố quan trọng nhất là phục dựng độ dày của mô mềm ở nhiều điểm trên bề mặt xương sọ. Để thực hiện dự án, Milani và cộng sự ở Đại học Warsaw sử dụng dữ liệu thống kê từ nhiều quần thể dân cư khác nhau trên khắp thế giới.
Cộng tác với hai chuyên gia pháp y, nhóm nghi🐻ên cứu muốn dựng lại gương mặt xác ướp bằng cả kỹ thuật 2D và 3D. Họ trưng bày kết quả phục dựng ở triển lãm tại Bảo tàng Silesia ở Katowice hôm 3/11.
Quý bà bí ẩn được tìm thấy trong ngô🌠i mộ hoàng gia ở Thebes, vùng Thượng Ai Cập, đến từ tầng lớp thượng lưu. Các nhà nghiên cứu phát hiện xác ướp vào đầu thế kỷ 19 và xác định hài cốt có niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, khi nữ hoàng Cleopatra đang trị vì và Thebes còn sầm uất. Xác ướp được chuyển tới💮 Warsaw vào tháng 12/1986.
Ban đầu giới nghiên cứu cho rằng đó là hài cốt của thầy tu Hor-Jehuti, nhưng năm 2016, nhóm nghiên cứu kết luận đây là xác ướp phụ nữ. Thi thể của cô được bọc cẩn thận bằng vải và chôn cùng một loạt bùa 🎀hộ mệnh. Phôi thai nằm ở phần dưới chậu hông bé và ướp cùng với người mẹ. Ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy phôi thai bị che khuất bởi mô từ tử cung bao quanh, có nghĩa các nhà khoa học không thể phân tích chi tiết hơn. Nhóm chuyên gia trong Dự án xác ướp Warsaw vẫn chưa thể xác định tại sao người cổ đại không lấy phôi thai ra và ướp riêng như nhiều trường hợp thai nhi chết lưu khác.
An Khang (Theo Mail/Ancient Origins)