Ông Nguyễn Huy Cận: "Năm 2009 nhiệm vụ số 1 của TP HCM là tìm việc làm cho lao động". Ảnh: na.gov.vn. |
- Thưa ông, đến thời điểm này, tại TP HCM, tình hình lao động bị cắt giảm diễn ra như thế nào?
- TP🅘 HCM có khoảng 8.600 người bị cắt giảm việc làm, chủ yếu là lao động ở doanh nghiệp d♕a giày, dệt may, nằm rải rác ở quận huyện. Còn lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn tương đối ổn. Doanh nghiệp làm ăn bài bản thì dù có khó khăn đến đâu cũng cố gắng giữ công nhân.
- Với số lao động bị cắt giảm, Liên đoàn lao động thành phố đã có sự trợ giúp thế nào?
- Từ giữa năm 2008, khi kinh tế khó khăn, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc cắt giảm lao động hàng loạt, nên🍨 khi xảy ra là chúng tôi có thể vào cuộc ngay để hỗ trợ lao động tìm việc. Trong 8.600 lao động bị cắt giảm việc làm đã có 6.500 người tìm lại việc. Số lao động này nằm trong 3 tình huống.
Thứ nhất, Liên đoàn lao động thành phố đã liên hệ với từng doanh nghiệp, đề nghị họ báo trước cắt giảm bao nhiêu lao động. Từ đó, Liên đoàn lao động quận huyện liên lạc ⭕với các doanh nghiệp đồng dạng (cùng sản xuất một mặt hàng), có điều kiện sản xuất kinh doanh ổn định, có nhu cầu tuyển dụng để thông tin cho lao động và chuyển họ sang.
Thứ hai, với lao động bị cắt giảm không tìm được việc làm tại thành phố, phải 💞trở về quê, chúng tôi đã tìm thông tin các doanh nghiệp ở quê của lao động và giới thiệu họ đến tìm việc. Đã có 1.200 lao động tìm được việc làm ở quê theo con đường này.
Thứ ba, với lao động không thể đi làm tiếp ở doanh nghiệp kh🧜ác, ví như đang mang thai, chúng tôi đã liên hệ, vận động Ngân hàng Đông Á hỗ trợ cho lao động một khoản tiền 1-2 triệu đồng để về nhà đợi ngày sinh nở. Khi sinh nở xong, chúng tôi sẽ tiếp tục tính việc làm cho họ. Đã có khoảng gần 400 nữ lao động được giải quyết theo tình huống này.
Với tình huống đặc biệt, chủ doanh nghiệp không có mặt tại thời điểm này, một mặt chúng tôi đại diện cho công nhân kiện doanh nghiệp ra tòa. Trong thời gian chờ ra tòa, chúngꦏ tôi hỗ trợ lao động tìm việc làm ở doanh nghiệp khác vì không thể để họ thất nghiệp. Số lao động của những doanh nghiệp kiểu này chúng tôi đã giải quyết được gần hết.
Ngành dệt may cắt giảm lao động rất mạnh. Ảnh minh họa của Hoàng Hà. |
- Ông nhìn nhận thế nào về khả năng mất việc trong 2009?
- Lao động của chúng ta chủ yếu là gia công các mặt hàng 𓆉xuất khẩu, do đó năm 2009 chắc chắn sẽ có hàng loạt công nhân bị cắt giảm. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho vấn đề này, và tiếp tục triển khai 3 tình huống như đã làm vào các tháng cuối năm 2008. Tức là sẽ phải tìm được doanh nghiệp đồng dạng, bởi bên cạnh đơn vị khó khăn, sa thải lao động, vẫn có đơn vị làm ăn ổn định, cần tuyển t෴hêm. Vấn đề là phải tìm đúng chỗ doanh nghiệp để thông tin cho lao động, hỗ trợ họ chuyển việc làm.
Nếu không tìm được việc làm cho lao động, công đoàn 🧔thành phố sẽ tìm cách để hỗ trợ họ học nghề, tham gia đào tạo lại và phương án cuối cùng là vận động để trợ cấp๊ cho họ trong thời gian chờ việc làm.
- Trong các giải pháp kích cầu được Chính phủ đề ra, ông đánh giá thế nào về khả năng tạo việc làm?
- Tôi vẫn cho rằng trong các giải pháp về kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ, nên đề thêm một giải pháp về lao động. Bởi cái khó nhất của năm 2009 chính là tìm việc làm cho lao động. Để giải quyết, Chính phủ cần có hệ thống giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động, triển khai trên phạm vi cả nước. Với TP HCM, năm 2009 vấn đề việc l🎶àm được đặt ở vị trí số 1. Công đoàn thành phố cũng đặt nhiệm vụ chính của mình trong năm nay là tì👍m việc làm cho lao động.
- Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp gặp khó trong việc trả lương, thưởng Tết cho lao động. Ông nghĩ sao về khả năng đình công từ nay đến Tết nguyên đán?
- TP HCM đã ch🍬uẩn bị cho kịch bản này từ lâu. Nhìn chung, tình hình hiện nay rất tốt. Khi công nhân có nguyện vọng thì công đoàn nắm được và đặt vấn đề với ông chủ ngay. Nếu ông chủ đáp ứng ngay thì không có đình công.
Năm 2008, TP HCM xảy r🃏a đình công rải rác ở các quận huyện, chứ ở khu công nghiệp, khu chế xuất lại giảm hẳn. Cái đáng sợ là đình công ở khu công nghiệp, khu chế xuất vì nơi đó tập trung nhiều doanh nghiệp. Nếu có đình công thì nó lây lan rất nhanh.
Hồng Khánh thực hiện