Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 100 ngày giao tranh, chiến sự giữa hai bên đang diễn ra ác liệt tại vùng Donbass ở miền đông Ukraine, nơꦿi lực lượng Nga thay đổi chiến thuật, tận dụng tối đa hỏa lực pháo binh để đè bẹp sức kháng cự của lực lượng đốiꦯ phương có trang bị kém hơn.
Nhiều quốc gඣia phương Tây đã gửi vũ khí viện trợ cho Ukraine, song Kiev vẫn cho rằng như vậy là chưa đủ và yêu cầu gửi thêm vũ khí hạng nặng, đặc biệt là pháo phản lực tầm xa. Trước diễn biến chiến trường ở miền đông Ukraine, hoạt động chuyển giao vũ khí của phương Tây đang diễn ra nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Mỹ
Mỹ đã gửi tổng cộng 4,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến sự nổ ra. Theo Lầu Năm Góc, nước này đã chuyển giao 85 lựu pháo M777 trong số 108 khẩu cam kết, cùng hơn 190.000 viên đạn pháo cỡ 155 mm, 9 trực thăng Mi-17 và 70% số máy bay không người lái (UAV) "Bóng ma" mà Washington cam kết cung cấp cho Kiev.
Mỹ cũng cam kết chuyển thêm nhiều xe thiết giáp, 1.400 tên lửa phòng không vác vai Stinger, 5.000 tên lửa chống tăng vác vai Javelin cùng hàng nghìn súng trường, đꦫạn và loạt thiết🧜 bị khác.
Ngày 31/5, Mỹ đồng ý chuyển cho Ukraine hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) có tầm bắn khoảng 70-80 km khi sử dụng đạn M31 và 300 km khi sử dụng tên lửa chiến thuật. HIMARS là trọng tâm của gói vũ khí đầu tiên trị giá 700 triệu USD rút từ quỹ viện trợ quân sự 40 tỷ USD ch♐o Ukraine được quốc hội Mỹ phê duyệt tháng trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cũng thông báo Ukraine nhận được lựu pháo tự hành M109 của Mỹ được chỉnh sửa để🌊 cho phép binh sĩ Uk🔯raine tấn công các mục tiêu từ khoảng cách xa hơn.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ 💖sẽ không gửi cho Ukraine "các hệ thống vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga" do lo ngại căng thẳng gia tăng. Cố vấn Tổng thống Ukraine sau đó phàn nàn "khó có thể giành chiến thắng quân sự" trước Moskva nếu Washington không cấp pháo tầm xa. Trong khi đó, Nga đe dọa sẽ nhắm mục tiêu các lô vũ khí này khi chúng tới lãnh thổ Ukraine.
Anh
Theo BBC, Anh đã viện trợ quân sự cho Ukraine tổng cộng 1,6 tỷ USD kể từ khi chiến sự nổ ra, trong đó có 120 xe thiết giáp, hơn 5.000 tên lửa chống tăng NLAW, 5 tổ h✤ợp phòng không Starstreak cùng loạt UAV tự sát.
Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo nước này sẽ cung cấp tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M270 (MLRS) có th🗹ể đánh trúng mục tiêu cách 32-80 km khi sử🎃 dụng đạn rocket và tới 500 km khi sử dụng tên lửa, để "tăng cường đáng kể năng lực của quân đội Ukraine". Bộ ngoại giao Anh cho biết các binh sĩ Ukraine sẽ được đào tạo cách vận hành tổ hợp này tại Anh.
Đầu tháng 5, Thủ tướng Anh Boris Johnson hứa hẹn hỗ trợ Ukraine nhiều thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống radar phản pháo, thiết🐻 bị gây nhiễu GPS cùng hàng nghìn 𝐆kính nhìn đêm. Anh cũng cho biết họ đã huấn luyện hơn 22.000 binh sĩ Ukraine.
Đức
Đức trước đây cam kết ✅chỉ gửi vũ khí phòng thủ cho Ukraine, song sau đó đảo ngược chính sách này, thông báo cung cấp các khí tài mꦰạnh hơn cho Kiev.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 1/6 tuyên bố nước này sẽ chuyển cho Kiev hệ thống phòng không IRIS-T hiện đại nhất mà Đức sở hữu, có tầm bắn xa 40 km 𒅌và có thể hạ mục tiêu ở độ cao tố🌸i đa 20 km.
Đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht thông báo Đức sẽ chuyển cho Ukraine 7 tổ hợp lựu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), một t♏rong những lựu pháo mạnh hàng đầu thế giới.
Đức cũng sẽ chuyển giao 15 hệ thống pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard đầu tiên cho Ukraine vào tháng 7, một phần trong 50 tổ hợp mà Đức cam kết cung cấp. Tuy nhiên, Thụy Sĩ, quốc gia sản xuất đạn 35 mm cho Flakpanzer Gepard, từ chối cấp phép để Đức chuyển loại đạn này cho Ukraine do ràng buộc của chính sách trung lập vĩnh viễn.
Đức cũng đang đàm phán với các quốc gia Đông Âu và Nam Âu về việc gửi các khí tài từ thời 🐲Liên Xô của các nước này tới Ukraine. Đổi lại, họ sẽ nhận các mẫu vũ khí mới hơn của Đức.
Pháp
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly ngày 13/4 xác nhận nước này đã chuyển các thiết bị quân sự trị giá 108 triệu USD cho Ukraine. Một tuần sau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ viện trợ nhiều hơn, bao gồm tên lửa chống tăng MILAN và lựu pháo tự hành CAESAR cỡ nòng 155 mm với tầm bắn 4,5-🦩42 km, trang bị hệ thống nạp ⛎đạn bán tự động.
Điện Elysee từ chối công bố số♍ lượng vũ khí chuyển cho Ukraine, song cuộc điều trần tại Thượng viện Pháp tuần này xác nhận Paris đã gửi 6 lựu pháo CAESAR cùng loạt tên lửa phòng không vác vai Mistral tới Kiev.
Canada
Canada đã cung cấp cho Ukraine 208 triệu USD viện trợ quân sự kể từ tháng hai và cam kết chi thêm 500 triệu USD trong ngân sách. Giới chức nước này cuối tháng 5 cho biết họ đã gửi 20.000 đạn pháo 155 mm kèm 4 lựu pháo M777 nhằm giúp Ukraine tăng cường bố phòng ở Donbass, theo TASS.
Ottawa cũng hỗ trợ Kiev máy bay không người lái, súng trường, đạn 🍸dược, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao cùng hai máy bay không vậ💙n chiến thuật.
Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp
Bỉജ đã gửi 5.000 súng trường tự động và vũ khí chống tăng cho Ukraine. Hà Lan cũng cam kết chuyển 5 tổ hợp lựu pháo PzH 2000 cùng 200 tên lửa Stinger.
Các nước Nam Âu như Tây Ban Nha tuyên bố đã gửi 200 tấn đạn và vật tư quân sự tới Ukraine, gồm 30 xe tải, một số phương tiện vận tải hạng nặnไg, 10 phương tiện nhỏ chở vật liệu quân sự. Hy Lạp đóng góp 400 khẩu súng trường tự động, súng phóng lựu và đạn dược.
Thủ tướng𝐆 Đức Olaf Scholz ngày 31/5 cũng xác nhận Athens sẽ gửi một số xe tăng từ thời Liên൲ Xô cho Kiev, để đổi lấy các phương tiện hiện đại hơn từ Berlin.
Các nước Bắc Âu
Na Uy đã gửi cho Ukraine 100 tên lửa phòng không Mistral🀅 do Pháp sản xu♔ất, cùng 4.000 vũ khí chống tăng M72.
Sau khi chiến sự Ukraine n𒁃ổ ra, Thụy Điển thông báo gửi 10.000 vũ khí chống tăng AT4 cùng thiết bị rà phá bom mìn tới nước này. Phần Lan cũng đóng góp 1.☂500 vũ khí chống tăng AT4, 2.500 súng trường cùng 150.000 viên đạn. Helsinki sau đó cho biết họ sẽ gửi thêm vũ khí, song không nêu cụ thể.
Đan Mạch đầu tháng 3 thông báo gửi 2.700 vũ khí chống tăng tới Ukraine. Trong chuyến thăm sau đó tới Kiev, Thủ tướng Đan Mạch Mette Fredriksen công bố thêm gói viện trợ vũ khí trị giá 88 triệu USD cho nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin ngày 23/5 thông báo Copenhagen sẽ chuyển cho Kiev một tổ hợp tên lửa diệt hạm Harpoon, có🥀 khả năng tấn công tàu chiến từ khoảng cách 300 km, song ⛄không nêu rõ biến thể.
Các nước Trung Âu và Đông Âu
Tại khu vực Đông Âu, Ba Lan nói đã gửi lượng vũ khí trị giá 1,6 tỷ U𒐪SD, trong đó có xe tăng. Truyền thông nước này và Mỹ cho hay Warsaw đã cung cấp hơ🍸n 200 xe tăng cho Ukraine. Warsaw cũng xác nhận đã gửi tên lửa chống tăng, súng cối, đạn dược và UAV cho Kiev.
Slovakia cho đến nay đóng góp vật tư quân sự trị giá 165 triệu USD. Bộ Quốc phòng nước này ngày 2/6 tuyên bố bán 8 lựu pháo tự hành Zuzana 2 cho Ukraine.
Slovenia cũng thông báo đã gửi súng AK và đạn dược cho Ukraine. Nước này được cho là đang thảo luận với Đức để gửi một lượng lớn xe tăng thời Liên Xô cho Ukraine để đổi lấy xe tăng ꦓvà xe thiết giáp chở quân phương Tây, song chưa có thỏa thuận nào được công bố.
Cộng hòa Czech đã cung cấp gói viện trợ quân sự trị g💎iá 152 triệu USD cho Ukraine, gồm nhiều xe tăng T-72 và thiết giáp BMP-1. Giới chức nước này cũng đang lên kế hoạch cung cấp thêm 30 triệu USD viện trợ quân sự và sửa chữa các xe tăng và phương tiện quân sự bị hỏng của Ukraine.
Các nước vùng Baltic
Estonia viện trợ 245 triệu USD, gồm nhiều loại vũ khí chống tăng cùng súng bộ binh và đạn dược cho Ukraine. Litva cũng xác nhận gửi "hàng chục triệu USD" khí tài quân sự cho Ukraine, trong đó có tên lửa phòng không Stinger, 🌜súng cối, súng trường, đạn dược và các thiết bị khác. Người dân Litva cũng huy động hơn 5,3 triệu USD mua UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ cho Ukraine.
Trong khi đó, La♏tvia cung cấp 215 triệu USD viện trợ quân sự, bao gồm đạn dược, tên lửa Stinger và UAV.
Đức Trung (Theo AFP, BBC, TASS, Reuters)