Bảy trăm năm trước, các tuyến thương mại hàng hải trải dài từ bờ biển Nhật Bản đến Biển Đỏ tràn ngập thuyền buồm của Arab (Vùng Vịnh ngày ꦜnay), Trung Quốc và Java (thuộc Indonesia hiện tại).
Tại trung tâm các tuyến đường, một trạm buôn bán được gọi là Singapura (tiếng Malaysia, ngày nay là Singapore) phát triển mạnh mẽ. Mạn🐻g lưới thương mại nội Á khổng lồ này chỉ bị đảo lộn khi có sự xuất hiện của thủy thủ đến từ các đế chế châu Âu, tạo ra nhu cầu từ thị trường hàng hóa xa hơn bên ngoài châu Á.
Ngày nay, ngưỡng cửa thay đổ🐷i mới với kinh tế ở khu vực này lần nữa hình thành. Mô hình "Công xưởng châu Á" vào cuối thế kỷ 20, nơi lục địa n♕ày sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ và châu Âu, đã mang lại động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho sự thịnh vượng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Năm 1990, chỉ có 46% thương mại hàng hóa của châu Á diễn ra nội khối, còn phần lớn chảy sang phương Tây. Nhưng đến 2021, thương mại nội khối chiếm tới 58%. Đi cùng đó là sự gia tăng của dòng vốn ràng buộc các nước châu Á với nhau chặt chẽ hơn. Một kỷ nguyên mới của thương mại châu Á đã bắt đầu, sẽ định hình lại tương lai kinh tế và chính trị của lục địa này, theo Economist.
Những năm 1990 chứng kiến sự phát triển của các chuỗi cun🌃g ứng phức tạp, đầu tiên ở Nhật Bản, và sau đó là Trung Quốc. Cùng với đó, các nhà đầu tư châu Á hiện chiếm 59% vốn F🌄DI nội khối, tăng từ 48% vào năm 2010. Số liệu này loại trừ các trung tâm tài chính gồm Hong Kong và Singapore.
Tại Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc, tỷ trọng FDI nội khối tăng hơn 10 điểm %, từ 26% đến 61%. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, hoạt động ngân hàng xuyên b🐟iên giới cũng mang tính châu Á hơn.
Trước khi khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng ở khu v𝓀ực này chỉ chiếm khoảng một phần 🐼ba lượng cho vay nước ngoài tại châu Á. Nhưng hiện họ đã chiếm tỷ trọng hơn một nửa. Tận dụng sự rút lui của các nhà tài chính phương Tây, các ngân hàng nhà nước khổng lồ của Trung Quốc đang dẫn đầu hoạt động này.
Các khoản cho vay nước ngoài của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2012 đến 2022, lên 203 tỷ USD. Các siêu ngân hàng của Nhật Bản cũng mở rộng𒈔 ra nước ngoài để thoát khỏi biên lợi nhuận hạn hẹp ở trong nước, tương tự với UOB và OCBC của Singapoꦚre.
Trong khảo sát gần đây với các nhà nghiên cứu, doanh nhân và nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á của Viện Iseas-Yusof I▨shak (Singapore), 32% số người được hỏi cho biết họ nghĩ Mỹ là cường quốc chính trị ảnh hưởng nhất khu vực. Tuy nhiên, chỉ 11% nghĩ Mỹ là sức mạnh kinh tế có ảnh hưởng nhất. Trong khi, 🌳dòng vốn của Trung Quốc từ sáng kiến Vành đai - Con đường hay hoạt động đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc thu hút chú ý hơn.
Xu hướng♈ này có khả năng tăng tốc. Do quan hệ Mỹ - Trung lạnh nhạt, các công ty phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc đang xem xét các lựa chọn thay thế ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nhưng rất ít dự kiến rời bỏ hoàn toàn Trung Quốc. Điều này có nghĩa là sẽ hình thành hai chuỗi cung ứng lớn tại châu Á, nghĩa là sẽ tăng gấp đôi đầu tư.
Các thỏa thuận thương mại sẽ đẩy nhanh quá trình này. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký vào năm 2020, sẽ tăngඣ cường đầu tư vào khu vực. Ngược lại, do Mỹ từ bỏ Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, các nhà xuất khẩu châu Á có rất ít cơ hội tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Mỹ.
Bà Sabita Prakash, Giám đốc ADM Capital cho rằng n😼hu cầu thiết lập chuỗi cung ứng mới khiến ngành vận tải và hậu cần trở thành lĩnh vực triển vọng với đầu tư nội Á. Kết nối các nhà đầu tư 𝓀tìm kiếm lợi nhuận vững chắc và các dự án đang tìm kiếm nguồn tài chính, các công ty tín dụng tư nhân có khả năng được lợi. Từ 2020 đến giữa 2022, quy mô của thị trường tín dụng tư nhân ở Đông Nam Á đã tăng khoảng 50%, lên gần 80 tỷ USD.
Các nhà đầu tư lớn khác cũng đang chuyển sang rót tiền 💜vào cơ sở hạ tầng﷽. GIC, quỹ đầu tư nhà nước của Singapore, nơi quản lý một phần dự trữ ngoại hối của đảo quốc, đang chi mạnh tay vào việc xây dựng chuỗi cung ứng mới.
Nhìn chung, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã vươn lên hàng ngũ các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Những khu vực gi🌳àu có và lâu đời hơn này của châu Á đã tung ra một lượng vốn đáng kể vào các nước nội khối, cùng với tiền mặt từ các liên kết thương mại.
Năm 2011, các nước giàu hơn và già hơn ở châu Á đã đầu tư khoảng 329 tỷ USD 🐭(tính theo thời giá ngày nay) vào các nền kinh tế trẻ và nhỏ hơn như Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Một thập kỷ sau, con số đó đã tăng lên 698 tỷ USD.
Ở Ấn Độ và Đông Nam Á, quá trình đô thị hóa vẫn đang diễn ra và nguồn vốn sẽ đi theo những xu hướng đó, theo Raghu Narain, Trưởng bộ ph🍬ận ngân hàng đầu tư của Natixis. Các thành phố lớn hơn không chỉ đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng mà còn cần có các công ty mới phù hợp hơn với cuộc sống đô thị.
Theo ông Narain, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới ở châu Á đang thay đổi. Ngay cả khi các giao dịch ở Trung Quốc đã chậm lại𝔍 đáng kể, hoạt động M&A vẫn nhộn nhịp ở những 𒐪nơi khác. Các ngân hàng Nhật Bản, đối mặt với lãi suất thấp và nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng chậm, đang khao khát giao dịch. Trong năm qua, tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui và Mitsubishi UFJ đã thâu tóm các công ty tài chính Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Trong khi đó, tiêu dùng ngày càng tăng ở châu Á khiến nơi đây trở thành thị trường hấp dẫn hơn. Theo công ty nghiên cứu World Data Lab, trong số 113 triệu người dự kiến gia nhập tầng lớp tiêu dùng toàn cầu vào năm tới (chi hơn 1💧2 USD mỗi ngày được điều chỉnh theo sức mua), khoảng 91 triệu người sẽ ở châu Á.
Ngay cả khi tăng trưởng thu nhập của Trung Quốc chậm lại, các quốc gia khác vẫn sẽ tăng tốc. Năm nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, dự kiến tăng nhập khẩu 5,7% mỗi ⛄năm꧅ từ năm 2023 đến năm 2028, tốc độ nhanh nhất so với bất kỳ khu vực nào.
Các liên kết thương mại chặt chẽ hơn sẽ gắn kết chu kỳ kinh doanh của các nền kinh tế châu Á với nhau hơn nữa. Bất chấp việc sử dụng USD lâu dài trong các giao dịch xuyên biên giới và xu hướng tiếp tục theo đuổi tiếp cận thị chứng khoán phương Tây của các nhà đầu tư châu Á, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (🍎ADB) vào năไm 2021 kết luận rằng các nền kinh tế châu Á hiện dễ bị ảnh hưởng bởi tác động lan tỏa từ các cú sốc kinh tế ở Trung Quốc hơn là Mỹ.
Điều này đã được thể hiện trong những tháng gần đây khi thương mại chững lại của Trung Quốc ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc và Đài Loan. Mỹ sẽ duy trì ảnh hưởng đối với an ninh châu Á nhưng tầm quan trọng về kinh tế của nước này sẽ giảm. Các doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách sẽ quan tâm và dễ hợp tác với các nước láng giềng hơn là khách hàng và các quốc gia ở xa hơn, theo Economist.
Phiên An (theo The Economist)